Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối. Khi đó gan và các tế bào không phản ứng với insulin gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đối với tiểu đường tuýp 2 ăn uống khoa học sẽ là một cách hiệu quả để hạn chế những tác động tiêu cực đối với sức khỏe, sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn xây dựng một thực đơn dành riêng cho người tiểu đường tuýp 2.
dat-hang-fujina

Tầm quan trọng của việc kiểm soát chế độ ăn với người bị tiểu đường tuýp 2

Các đồ ăn giàu năng lượng như đồ ăn nhanh, thịt và những sản phẩm từ sữa, thịt động vật đã chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, đồ uống có chứa nhiều đường…khiến cơ thể kháng Insulin – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Một thực đơn khoa học giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch, chứng rối loạn lipid máu và huyết áp cao… những biến chứng nguy hiểm ở bệnh nhân tiểu đường. Đây còn là cách tiết kiệm chi phí nhất để các bạn hạn chế, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường.

Những lưu ý dành cho người bị tiểu đường tuýp 2

Sau đây là những điều mà những người bị tiểu đường tuýp 2 nói riêng và những người bị tiểu đường nói chung cần lưu ý để không bị tăng đường huyết:
– Thực đơn của bạn nên đa dạng để có thể cung cấp đầy đủ cũng như đỡ chán
– Thay thế đồ chiên nướng bằng món luộc
– Ăn vừa đủ so với nhu cầu của cơ thể
– Ăn một ngày nhiều bữa, nhai kỹ
– Giữ ổn định đường huyết, không để tăng cao hay hạ thấp một cách đột ngột
– Thực đơn của bạn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
– Không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng bởi vì khi đó đường huyết rất dễ tăng cao

– Dùng thêm thực phẩm chức năng tiểu đường hàng ngày (VD: viên uống Insuna)

Thực đơn mẫu dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Do tình trạng bệnh, thời gian mắc bệnh, sở thích của mỗi người bệnh là khác nhau nên thực đơn mỗi người là khác nhau. Chúng tôi xin đưa ra cho các bạn một số thực đơn tham khảo giúp các bạn hạn chế biến chứng tiểu đường cũng như phòng bệnh hiệu quả.
*CÔNG THỨC CHUNG
Bữa ăn sáng
Thực đơn ở bữa sáng gồm có:
– Tinh bột : phở, mỳ, hoặc các loại ngũ cốc
– Trái cây chín
– Protein: thịt  hoặc các loại hải sản có trong các món nước
Bữa ăn trưa
– Chất xơ: các loại đậu, ngũ cốc, rau xà lách, bí ngô, rau dền, dưa chuột…
– Protein từ thịt heo, thịt bò, thịt gà (đã được bỏ sạch da)
Kết quả hình ảnh cho thịt bò

Các loại thịt phổ thông: bò, lợn, gà (lọc sạch da) sẽ cung cấp lượng protein cần thiết cho cơ thể  

– Thực phẩm giàu vitamin như trái cây và các loại chất béo tốt chứa omega – 3 như là cá hồi, cá ngừ, bơ, dầu oliu hoặc các loại đậu,…
Bữa ăn tối
Nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa vào buổi tối, lượng năng lượng cần nạp vào ít hơn so với bữa sáng hoặc buổi trưa.
– Nạp thêm protein: như là cá hồi hoặc đậu phụ
-Chất xơ, vitamin, khoáng chất, magie, chất chống oxy hóa như các loại rau củ quả: bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua.
Kết quả hình ảnh cho chất xơ

Hãy bổ sung chất xơ vào mỗi bữa tối

* XÂY DỰNG 1 THỰC ĐƠN THAM KHẢO
Bữa ăn sáng
– 1 bát bún hoặc phở ăn cùng rau sống.
– 1 trái chuối sau bữa sáng khoảng 30 phút.
Bữa ăn trưa
– Nửa bát cơm.
– 1 bát canh rau dền.
– Cá kho các loại.
– Nửa quả cam hoặc táo.
Bữa ăn tối
– 1 bát cơm.
– Canh cá nấu chua.
– Cải xanh xào nửa cà rốt.
Tiểu đường là một sát thủ thầm lặng hủy đang từng ngày hủy hoại sức khỏe của chúng ta, hy vọng với thực đơn mà chúng ta vừa xây dựng sẽ giúp các bệnh nhân tiểu đường có những bữa ăn ngon miệng, cũng như cải thiện từng ngày tình hình sức khỏe bản thân.

ĐỌC THÊM: Thuốc tiểu đường của Nhật Bản: 6 Loại tốt nhất hiện nay