5 phương pháp đẩy lùi bệnh tiểu đường mà không cần sử dụng thuốc

Không thể chữa khỏi hoàn toàn là những gì chúng ta nghe về tiểu đường. Quả thực là hiện tại chưa một ai tuyên bố có thể chữa khỏi căn bệnh này, nhưng không vì thế mà từ bỏ nỗ lực cải thiện bệnh mỗi ngày. Bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh để phòng tránh các biến chứng bằng những phương pháp điều trị tiểu đường sau đây.

> Tham khảo: Glucose trong máu bao nhiêu được coi là tiểu đường

dat-hang-fujina

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng to lớn đến tình trạng chuyển hóa đường huyết trong cơ thể. Một số thói quen xấu mà bệnh nhân tiểu đường cần cải thiện đó là hút thuốc lá và lạm dụng bia, rượu.

1.1. Thuốc lá

Thuốc lá là tác nhân gây ra những chứng bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, viêm phế quản mãn tính, làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch, gia tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Đối với bệnh nhân tiểu đường, nicotin trong khói thuốc lá gây co thắt các mạch máu, cản trở sự hấp thụ insulin khi được tiêm vào cơ thể. Hiệu quả trị liệu bằng insulin sẽ giảm sút và khó kiểm soát đường huyết ở người sử dụng thuốc lá.

5 phương pháp đẩy lùi bệnh tiểu đường mà không cần sử dụng thuốc
Bỏ hút thuốc ngay nếu bạn không muốn bệnh tiểu đường trầm trọng thêm

Ngoài ra, hút thuốc và tiểu đường là 2 trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Nguy cơ tử vong ở những người tiểu đường hút thuốc cao gấp 2 lần so với những người không hút. Bệnh nhân tiểu đường cần tránh xa thuốc lá.

1.2. Lạm dụng rượu, bia

Về lâu dài, lạm dụng đồ uống có cồn có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của insulin. Gan bị tổn thương bởi rượu, bia sẽ sụt giảm chức năng hấp thụ glucose, một số loại rượu có lượng đường cao cũng khiến cho đường huyết tăng lên. Vì vậy, những đồ uống này không tốt cho sức khỏe người bệnh, trừ khi uống với sự chỉ dẫn nhất định.

Người bệnh tiểu đường chỉ nên uống tối đa 1-2 ly rượu mỗi ngày trong bữa tối với nồng độ nhẹ. Và mặc dù một số loại rượu ngọt có thể làm lượng glucose máu tăng, nếu uống nhiều bia, rượu cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết. Khi uống quá nhiều rượu, gan phải thực hiện hoạt động thanh lọc chất độc hại từ rượu ra khỏi cơ thể. Mà đáng ra trong khi đường huyết ở mức thấp, gan cần giải phóng glycogen thành glucose để ổn định đường huyết. Vì vậy, uống nhiều rượu khi đường huyết thấp là một sai lầm chết người. 

2. Duy trì cân nặng hợp lý

Nguy cơ tiểu đường và tình hình bệnh tiểu đường chắc chắn diễn biến xấu trên những người thừa cân, béo phì. Tỷ lệ mắc các bệnh liên quan như tim mạch, mỡ máu, huyết áp đối với người tiểu đường cũng sẽ cao hơn nếu cơ thể chứa quá nhiều chất dư thừa. Đồng thời, với những trường hợp bị sụt cân bất thường, bệnh nhân cũng cần giữ cho cân nặng ở mức ổn định. Do đó, bạn cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng, tập luyện nghiêm ngặt, tránh xa các thói quen xấu để đảm bảo dinh dưỡng của cơ thể không bị mất kiểm soát.

3. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh – không thể thiếu trong phương pháp điều trị tiểu đường

Tiểu đường là bệnh lý về chuyển hóa chất. Khi cơ chế chuyển hóa bị tổn thương và thực hiện chức năng kém hiệu quả, thì việc tự kiểm soát lượng chất, cụ thể là đường, hấp thu vào cơ thể sẽ mang lại những chuyển biến tích cực cho người bệnh.

Bổ sung thực phẩm giàu đạm lành mạnh

5 phương pháp đẩy lùi bệnh tiểu đường mà không cần sử dụng thuốc
Nguồn protein lành mạnh như các loại cá đặc biệt cần thiết cho thực đơn của người tiểu đường

Các loại thực phẩm như thịt nạc, cá béo, gà không da, đậu, trứng, một số loại không muối như hạnh nhân, óc chó,…. có chứa lượng protein dồi dào những ít chất béo bão hòa và đường bột. Đây là những món ăn rất thích hợp cho thực đơn tiểu đường. Cùng với đó, cần hạn chế các loại thịt chế biến sẵn (đóng hộp, xông khói, xúc xích,…) và các loại hạt gia vị tẩm ướt.

Một số loại ngũ cốc tốt

Người bệnh tiểu đường được khuyên dùng một số loại ngũ cốc chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Những chất này giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng. Chất xơ thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ loại bỏ các chất thừa như cholesterol cực tốt, giúp giảm tác động xấu cả tiểu đường và mỡ máu.

Các loại ngũ cốc nên ăn là: gạo hữu cơ, gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ loại ngũ cốc này. Không nên ăn các loại ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc đã tẩm gia vị như bánh ngọt, ngũ cốc ăn sáng có đường, một số loại mì, nui,…

Người tiểu đường dùng các sản phẩm sữa như thế nào? 

Nên ăn: sữa tách béo, sữa chua tách béo ít đường, phô mai tách béo ít muối, sữa chua uống lên men tách béo. Trong khi đó, nên tránh các loại sữa và chế phẩm từ sữa nguyên béo hay tách béo rất ít (chỉ 2%). Lượng lớn chất béo sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và những biến chứng của bệnh này.

5 phương pháp đẩy lùi bệnh tiểu đường mà không cần sử dụng thuốc
Nên sử dụng các loại sửa tách béo thay vì sữa thông thường

Rau củ quả cho người tiểu đường

Tương tự, rau củ cũng được phân chia thành 2 loại: nên và không nên ăn. Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại rau củ không chứa tin bột như: rau màu xanh đậm, măng tây, củ đậu, hành, tiêu,… Đây là các loại rau rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất những lại không chứa hoặc chứa rất ít tinh bột, đặc biệt cần trong thực đơn chữa trị tiểu đường.

Bên cạnh đó, cũng có những loại thực vật không nên tiêu thụ quá nhiều bởi chứa lượng lớn tinh bột như: khoai, củ cải đường, bắp,…

Có phải loại hoa quả nào cũng tốt?

Ngược lại, cần hạn chế các loại trái cây chứa quá nhiều đường như sầu riêng, hồng, xoài chín. Không nên ăn các loại quả sấy khô, tẩm đường, nước trái cây làm sẵn.

Các loại quả giàu chất vitamin C như việt quất, dâu tây, táo, đào, lê, mơ, cherry, kiwi, chuối,… cần được bổ sung thường xuyên.

4. Vận động thường xuyên

Vận động là cách giảm đường huyết hiệu quả. Khi cơ thể vận động, năng lượng tiêu hao sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đường từ máu vào tế bào để tạo năng lượng. Nhờ đó mà chỉ số glucose được cải thiện. Sau đây là một số bài tập hữu ích cho người tiểu đường:

4.1. Đi bộ

Đây có lẽ là bài tập đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hiện. Hãy chuẩn bị một vài bộ quần áo thoải mái, một đôi giày thật vừa vặn. Bạn nên duy trì thói quen đi bộ ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần khoảng 50 phút. Trong quá trình đi bộ có thể kết hợp thêm các động tác vận động, vung vẩy tay chân, đi bộ nhanh, chạy tại chỗ. Những điều đó có thể mang lại hiệu quả tích cực cho quá trình điều trị bệnh.

4.2. Tập Thái cực quyền

Thái cực quyền thường bị hiểu lầm rằng đây là bài tập giành cho người già. Ngược lại, bất cứ ai cũng có thể tập bài tập này, ngay cả lớp trẻ. Thái cực quyền giúp tiêu hao năng lượng, tăng độ dẻo dai của xương khớp và các dây thần kinh. Từ đó, phòng tránh các biến chứng về dây thần kinh của bệnh nhân tiểu đường.

4.3. Yoga – Bài tập dành cho mọi nhà

Hay còn là bài tập phù hợp trong điều trị rất nhiều căn bệnh. Hiệu quả của yoga đối với tiểu đường đã được các chuyên gia chứng minh. Kỹ thuật thở của yoga có tác dụng mát xa phần ổ bụng, điều tiết đường trong máu. Người tập khi thực hiện các tư thế kéo căng sẽ giúp tăng tuần hoàn máu tới các tế bào. Tuyến tụy thực hiện chức năng bài tiết insulin tốt hơn.

Ngoài ra, yoga cũng giúp giảm cholesterol máu, đề phòng cao huyết áp, tim mạch và các biến chứng. Một số bài tập yoga được khuyến khích áp dụng là: động tác Kapalbhati; động tác Vajrasana; động tác Sarvangasana

4.4. Bơi lội

Nên bơi lội ít nhất 3 lần một tuần, mỗi lần bơi ít nhất 10 phút để đạt hiệu quả chữa trị bệnh cao nhất. Bơi giúp giảm căng thẳng, stress, thiêu đốt calo, hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ hiệu quả và tăng sức mạnh cơ bắp.

5 phương pháp đẩy lùi bệnh tiểu đường mà không cần sử dụng thuốc
Bơi lội giúp tăng cường sức khỏe, giảm đường huyết

Ngoài ra, bài tập như khiêu vũ, đạp xe,… cũng sẽ mang lại chuyển biến tích cực cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề khi luyện tập.

  • Kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi tập để nắm rõ được bài tập đó có phù hợp với thể trạng của mình hay không.
  • Đảm bảo trước khi tập đường huyết luôn ở dưới mức 250 mg/dl. Nếu vượt cao hơn chỉ số này, người bệnh có thể gặp nguy hiểm nếu vẫn cố tình tập luyện.
  • Uống vừa đủ nước trong quá trình vận động
  • Trước và sau khi tập cần có 5-10 phút khởi động và nghỉ ngơi, thư giãn.

5. Tránh stress, đầu óc thư giãn

Stress làm tăng đường huyết của cơ thể vì ngăn chặn chuyển hóa glucose. Ngoài ra, các hormone cơ thể tiết ra khi stress như adrenalin, cortisol kháng insulin nên càng  làm nghiêm trọng tình trạng đường huyết.

Không chỉ vậy, một số người thường có thói quen đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi bằng đồ ăn. Đặc biệt, loại thức ăn được ưa chuộng lúc này là đồ ngọt. Do đó, stress không những tổn hại đến tinh thần, mà còn gây ra những tác hại về sức khỏe.

Hiện nay đã xuất hiện khá nhiều phương pháp trị liệu căng thẳng. Nếu tình trạng stress của bạn nghiêm trọng, hãy tìm đến các bác sĩ tư vấn. Còn nếu không, chúng ta chỉ cần dành ra một chút thời gian, sắp xếp lại công việc, cuộc sống. Nghe nhạc, tắm nước ấm, một vài hình thức giải trí đều có thể hỗ trợ giảm stress tốt.

Vừa rồi là một số phương pháp điều trị tiểu đường có thể sẽ hữu dụng với bạn đọc. Các bạn nên kết hợp các phương pháp trên để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tuy rằng tiểu đường khó chữa, nhưng rất nhiều người bệnh đã và đang có thể sống rất tốt. Bí quyết của họ chính là thực hiện nghiêm chỉnh lối sống lành mạnh đã nêu trên. Thời gian đầu, việc thay đổi có lẽ sẽ khó khăn. Nhưng chỉ cần đủ quyết tâm, không bệnh tật nào có thể gây khó dễ cho chúng ta.