Bệnh tiểu đường có lây không? 4 Cách phòng ngừa hữu ích

Bệnh tiểu đường có lây không? Hiểu rõ bản chất của bệnh sẽ giúp bạn chủ động tìm kiếm phương pháp điều trị và cách phòng ngừa tốt hơn. Vì vậy, hãy cùng đọc ngay những thông tin bổ ích dưới đây để nắm bắt kiến thức chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

I. Bệnh tiểu đường có lây không?

Giải đáp từ các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tiểu đường không lây nhiễm vì các loại virus, vi khuẩn, nấm… không phải là nguyên nhân gây bệnh. Bản chất tiểu đường là do rối loạn quá trình xử lý glucose trong máu, lượng đường tăng cao quá 0,12%.

Bởi thế nên, người bị tiểu đường không thể truyền bệnh cho người khác thông qua các con đường tiếp xúc qua máu, tình dục, nước bọt…

Theo CDC Hoa Kỳ, tiểu đường là một loại bệnh rối loạn chuyển hóa xảy ra ở nhiều người nhưng không dễ dàng lây nhiễm giống như cảm cúm/ cảm lạnh.

Bạn cần hiểu rằng, trong cơ thể người, tuyến tụy sản xuất hormone insulin giúp điều chỉnh lượng đường huyết từ mức cao xuống mức cân bằng.

Với bệnh tiểu đường type I, tuyến tụy không sản xuất được insulin. Với bệnh tiểu đường type II, insulin không được sản xuất đủ hoặc cơ thể sử dụng insulin không đúng cách làm đường huyết luôn vượt quá mức bình thường.

Ngoài ra, di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, nên cha mẹ mắc bệnh cũng có thể khiến con cái mắc tình trạng tương tự. Tuy nhiên, tỷ lệ xảy ra trên thực tế là tương đối thấp.

Tình trạng bệnh đái tháo đường tương đối nghiêm trọng và có thể kéo dài rất lâu, cũng tiềm ẩn khả năng gây tử vong. Do có rất nhiều biến chứng liên quan đến bệnh như: nhiễm trùng, gan nhiễm mỡ, mất ngủ, suy giảm thị lực…

II. Vì sao bệnh tiểu đường hay bị nhầm lẫn là dễ lây lan

Không ít người lầm tưởng rằng tiểu đường là bệnh có thể lây nhiễm. Nguyên nhân là bởi có những cá nhân sống trong cùng một tập thể, họ tuân theo chế độ ăn uống giống nhau nên có nguy cơ cao mắc tiểu đường type II cùng lúc.

Ở một số trường hợp khác, bạn sẽ thấy 1-2 thành viên trong gia đình đều bị tiểu đường, đặc biệt là loại I. Điều này liên quan đến sự thiếu hụt các gen kích thích sản xuất insulin hoặc do tác động từ môi trường khiến gen hoạt động không hiệu quả.

Nếu cả 2 bố mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ đời con sinh ra cũng bị tiểu đường type I là 30%. Đối với những cặp bố mẹ chỉ 1 trong 2 người bị bệnh, tỷ lệ di truyền là từ 4-6%.

Nhìn chung, bạn nên chủ động xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ trong thời gian dài nếu không muốn bị mắc bệnh lý về đường huyết.

III. Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường từ sớm

Ngoài việc chú ý tới vấn đề ‘Bệnh tiểu đường có lây không?’, bạn cũng nên hiểu rõ về cách phòng tránh từ sớm để bảo vệ sức khỏe của mình.

Tiểu đường tuýp I không thể phòng ngừa do liên quan đến yếu tố cơ địa, di truyền. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể giảm khả năng mắc tiểu đường tuýp II bằng những cách sau:

1. Ăn uống khoa học

Thói quen dinh dưỡng chuẩn sẽ giúp bạn phòng tránh rất nhiều bệnh tật nguy hiểm. Hãy ưu tiên chọn món ăn giàu vitamin, khoáng chất, carb lành mạnh và chất xơ.

Cùng với đó, bạn nên bổ sung nguồn chất béo lành mạnh (chất béo không bão hòa) giúp cải thiện mức cholesterol và tốt cho tim mạch, giảm tổn thương tuyến tụy.

Các món nên thêm vào thực đơn bao gồm: dầu thực vật, các loại hạt, cá hồi, cá thu, đậu, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…

2. Hạn chế món nhiều đường

Các loại thực phẩm chứa carb xấu (quá nhiều đường, ít chất xơ) như bánh mì, bánh ngọt, siro, nước ngọt có ga… có thể làm tăng đường huyết đột ngột và dễ gây đái tháo đường.

Đối với những người đang ăn kiêng, bạn nên tuân thủ theo một chế độ bài bản, tránh làm mất cân bằng dinh dưỡng khiến hormone insulin hoạt động kém hiệu quả.

3. Hoạt động thể chất thường xuyên

Tập thể dục đều đặn giúp ích cho quá trình giảm cân, giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy với insulin. Nhờ đó, đường huyết luôn được giữ ở mức độ cân bằng, cơ thể khỏe mạnh.

Bạn có thể chọn các dạng bài tập aerobic, cardio, gym, một số bộ môn thể thao… Các thói quen như ngồi/ nằm nhiều cần được thay đổi để có thể chất khỏe mạnh.

4. Sử dụng thực phẩm chức năng

Những người tiền tiểu đường, tiểu đường tuýp II hoặc có chỉ số đường huyết cao khó kiểm soát nên sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện tình trạng.

Trên thị trường hiện nay, viên uống hỗ trợ điều hòa đường huyết INSUNA Nhật Bản đang được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng.

Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.

Bệnh tiểu đường có lây không? Bài viết mà Kenkoshop.vn mang tới cho bạn đã giải đáp chi tiết vấn đề này. Hy vọng bạn sẽ tuân thủ theo đúng kế hoạch phòng – trị bệnh đúng đắn, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất và tránh làm cho tình trạng nặng thêm.

THAM KHẢO NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản được khách hàng tin dùng

Bài viết liên quan