Tiểu đường có gây suy giảm trí nhớ không? Cách phòng ngừa

Cuộc sống tuổi trung niên luôn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sinh lý và bệnh tật khó lường. Hai “ bóng ma” vô hình khiến cho cuộc sống viên mãn trở nên trục trặc, khó khăn đó là Bệnh tiểu đường và Suy giảm trí nhớ. Hai căn bệnh, hai vấn đề tưởng chừng như khác biệt, nhưng lại có mối liên hệ tương hỗ với nhau. Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản đã chỉ ra rằng có một “ mối liên hệ nguy hiểm” giữa bệnh tiểu đường và Hội chứng suy giảm trí nhớ. Nói cách khác đây chính là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Vậy cơ chế nào gắn kết hai căn bệnh tuổi trung niên này với nhau? Giải pháp nào giúp những người  bệnh tiểu đường có thể tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh nhất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây, mời các bạn đón đọc!
dat-hang-fujina

I. Biến chứng bệnh tiểu đường và hội chứng suy giảm trí nhớ

Người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ thường có một số biểu hiện, triệu chứng như

  •     Không thể thực hiện tốt những việc quen thuộc hàng ngày
  •     Nhớ nhớ quên quên
  •     Thao tác chậm chạp
  •     Ít nói, không tinh nhanh hoạt bát
  •     Không kiểm soát được cảm xúc,…

 Theo nghiên cứu “ Hisayama-machi” thuộc đại học Kyushu, bệnh nhân tiểu đường cao tuổi cũng có tỉ lệ mắc hội chứng suy giảm trí nhớ cao gấp 2-4 lần so với người không mắc tiểu đường. Do biến chứng của bệnh Tiểu đường, người tiểu đường cao tuổi thường có nguy cơ cao mắc các bệnh như:

1. Bệnh tiểu đường có nguy cơ cao dẫn đến bệnh Alzheimer

Một trong những dạng phổ biến nhất của Hội chứng suy giảm trí nhớ là bệnh Alzheimer – căn bệnh do thiếu hụt Insulin gây nên. Ở người bệnh Alzheimer, các tế bào thần kinh trong não bị chết dần. Nguyên nhân của hiện tượng này đang được các chuyên gia làm sáng tỏ. Trong não của người bệnh Alzheimer, xuất hiện rất nhiều “ mảng lão hoá”. Các mảng này tích tụ “ Amyloid β” và làm tổn thương các tế bào thần kinh trong não.
Kết quả hình ảnh cho Alzheimer
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Insulin có mối liên quan mật thiết với bệnh Alzheimer. Mỗi tế bào thần kinh não khi hấp thụ đường đều cần đến hoạt động của Insulin. Người bệnh Tiểu đường không đáp ứng đủ lượng Insulin cần thiết, khiến đường huyết tăng cao, lượng Glucose qua hàng rào máu não vượt quá giới hạn cho phép . Từ đó thúc đẩy quá trình Oxi hoá diễn ra mạnh mẽ hơn, làm tổn thương, phá huỷ các mạch máu não.
Đồng thời, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Rosebud Roberts, tiểu đường gây tổn thương các mạch máu não, giảm kích thước của vùng Hippocampus ( Vùng trí nhớ). Ông cũng chỉ ra các tế bào trong não có thể đã bị tổn thương trước khi bệnh phát triển thành Tiểu đường Tuýp 2. Do đó hội chứng suy giảm trí nhớ đã diễn ra trong một thời gian khá dài.

2. Nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu

Ngoài căn bệnh suy giảm trí nhớ phổ biến ở người trung niên là Alzheimer, người bệnh tiểu đường còn tiềm ẩn nguy cơ cao mắc “chứng suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu não”. Khi người mắc tiểu đường kiểm soát không tốt đường huyết, nguy cơ mắc hội chứng này càng tăng cao. Khởi phát của hội chứng suy giảm trí nhớ này là hiện tượng suy giảm lưu lượng máu trong não.
Bệnh suy giảm trí nhớ liên quan đến mạch máu não xảy ra trong các vi mạch não. Phần đa triệu chứng là xuất huyết não vi thể không triệu chứng, nhồi máu lỗ khuyết không triệu chứng. Do vậy mà phạm vi tổn thương ngày càng mở rộng mà người bệnh không nhận thức được.

XEM ĐỂ BIẾT: TOP 6 loại thuốc tiểu đường tốt nhất hiện nay của Nhật Bản

II. Biện pháp cải thiện trí nhớ cho bệnh nhân tiểu đường

Từ kết quả thu được về mối liên hệ mật thiết giữa biến chứng tiểu đường và hội chứng suy giảm trí nhớ ở người trung niên, các nhà khoa học đã đưa ra những khuyến nghị, biện pháp để cải thiện trí nhớ.

1. Một chế độ ăn uống khoa học

  •     Chế độ ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc  và thịt nạc.
  •     Hạn chế thực phẩm giàu chất béo
  •     Tăng cường bổ sung Acid Omega 3 trong chế độ ăn hàng ngày
  •     Hạn chế đồ ngọt

Kết quả hình ảnh cho ăn khoa học
Duy trì chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với người bệnh tiểu đường sẽ giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, giảm nguy cơ tổn thương các mạch máu não, tăng cường trí nhớ.

2. Kiên trì rèn luyện thể dục thể thao

Đi bộ nhanh, Aerobic, thiền, yoga, dưỡng sinh, cầu long, bơi lội,… là những hoạt động rất tốt, vừa giúp tăng cường sức khoẻ, vừa giúp giảm đường huyết, sản sinh endorphin giúp tinh thần thoải mái, tạo ra các tế bào thần kinh lưu trữ trí nhớ.

3. Kiểm soát tốt các yếu tố huyết áp, stress, giấc ngủ

Một số yếu tố như giấc ngủ, huyết áp, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ, đồng thời gia tăng bệnh tiểu đường. Kiểm soát tốt các yếu tố này, bạn sẽ có được một sức khỏe đủ đầy, một trí nhớ minh mẫn.

4. Sử dụng một số sản phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết, được các bác sĩ khuyên dùng như viên uống insuna. Người bệnh tiểu đường, suy giảm trí nhớ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tin dùng những sản phẩm hỗ trợ này.
Như vậy, chúng ta đã thấy rõ được mối liên hệ mật thiết giữa biến chứng của bệnh tiểu đường và hội chứng suy giảm trí nhớ. Từ đó nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc kiểm soát đường huyết một cách ổn định. Sức khỏe là vàng! Hãy luôn kiên trì bền bỉ và hiểu biết để đẩy lùi bệnh tiểu đường nhé!