Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và sẽ để lại những biến chứng rất nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan không khám chữa kịp thời. Hãy cùng Fujina tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh tiểu đường và những cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả ngay tại nhà trong bài viết dưới đây nhé.
dat-hang-fujina

Bệnh tiểu đường là gì? Có những cách chữa bệnh tiểu đường nào?

Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) là một căn bệnh mãn tính khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose do khiếm khuyết về tiết insulin hoặc kháng insulin..

Bệnh tiểu đường là gì? Cách chữa bệnh tiểu đường như thế nào?

Việc tăng lượng đường trong máu một thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, đồng thời những biến chứng của tiểu đường có thể gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là những cơ quan quan trọng như thần kinh, tim và mạch máu, thận, mắt.

Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) được phân loại như dưới đây:

  • Đái tháo đường Type 1: Do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu insulin.
  • Đái tháo đường Type 2: Do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng khiến cơ thể tự đề kháng insulin.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Dà căn bệnh đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có dấu hiệu nào về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó.

Cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Đái tháo đường loại 2 là bệnh phổ biến nhất và có xu thướng phát triển nhanh chóng chỉ trong vòng 2-3 tuần. Để có thể tìm được các cách chữa bệnh tiểu đường hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường là gì ngay dưới đây. 

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường (Đái tháo đường):

Tiểu đường (đái tháo đường) được xem là nguyên nhân dẫn đến nhiều triệu chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, mù mắt, thần kinh, suy thận… Do vậy, bệnh tiểu đường còn được xem là “kẻ giết người thầm lặng”, là nỗi ám ảnh của nhiều người.

Tiểu đường này được chia thành hai loại gồm tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Bệnh sẽ tùy thuộc vào từng thể trạng của từng người mà nguyên nhân gây bệnh sẽ khác nhau.

Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường

1. Béo phì, thừa cân nặng có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

Trong cơ thể người, béo phì hay thừa cân nặng tồn tại một trạng thái bệnh lý đặc thù được gọi là chất đề kháng insulin. Sau mỗi lần ăn, một lượng đường lớn được hấp thu vào trong máu, thông qua huyết dịch mà tuần hoàn đến khắp nơi trong cơ thể. Nhờ có insulin mà lượng đường mới có thể đi vào tế bào, và được cơ thể sử dụng.

Cách chữa bệnh tiểu đường cho người béo phì cần phải chuẩn bị 1 tâm lý rất vững vàng và tuyệt đối tuân thủ những phương pháp ăn uống thật lành mạnh đề có thể đẩy lùi được bệnh.

Lượng đường trong máu được duy trì trong một phạm vi an toàn nhất định cũng nhờ insulin. Sở dĩ insulin có chức năng phát huy tác dụng đó là do nó được kết hợp với insulin thụ thể ở các màng tế bào, sau đó dẫn dắt một loạt những chất truyền đi tín hiệu khác trong tế bào, đem thông tin “có đường” được truyền vào các tầng lớp sâu trong tế bào.

Cơ chế chuyển hóa glucose ở người béo phì có rất nhiều hạn chế do:

Insulin giảm sút và chức năng của từng thụ thể đơn lẻ cũng sẽ bị suy giảm, chức năng truyền tín hiệu vào sâu bên trong tế bào lại bị tổn thương, những phân tử có vai trò vận chuyển glucose giảm, gan chuyển hóa glucose thành lượng đường nguyên chất để tồn trữ lại không bảo đảm… Với những nguyên nhân đã liệt kê bên trên, chất đề kháng insulin được sản sinh ra vì thế rất khó chuyển vào tế bào, đây chính là hiện tượng cơ thể sản sinh đề kháng insulin.

Béo phì là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Với những người bị thừa cân, chức năng sản xuất insulin còn bình thường nhưng về lâu dài do sự đề kháng insulin trong cơ thể người bệnh tăng lên khiến chức năng của chất này giảm sút. Để có thể khắc phục được hiện tượng này, cơ quan tuyến tụy phải hoạt động quá sức sẽ dẫn đến chức năng sản sinh ra insulin ở tụy bị giảm dần. Lúc này, insulin trong cơ thể sẽ không là đủ để duy trì chuyển hóa lượng đường huyết ở mức bình thường. Chính vì vậy, bệnh tiểu đường đường type 1 xuất hiện.

2. Mỡ bụng và stress thường xuyên cũng là nguy cơ đái tháo đường

Các nhà khoa học đã đưa ra được kết luận, mỡ bụng bị tích tụ nhiều đi kèm với việc căng thẳng thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới bệnh đái tháo đường.

Stress thường xuyên tăng nguy cơ mắc tiểu đường

Để có thể đẩy lùi bệnh đái tháo đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể dục thể chất thường xuyên, tham gia những hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý… Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thảo dược từ tự nhiên để có thể phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Nguy cơ tiểu đường ở những người ít vận động

Những người làm các công việc có tính chất ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… thường rất dễ mắc bệnh tiểu đường. Những người có xu hướng ít vận động thường có thể mắc bệnh đái tháo đường cao trung bình gấp 3 lần những người có xu hướng lao động chân tay.

Cũng giống như nhóm người bị thừa cân, cách chữa bệnh tiểu đường cho những người ít vận động cũng cần phải có 1 kế hoạch thể chất và dinh dưỡng cùng với đó là sự tuân thủ nghiêm ngặt để có thể đẩy lùi được bệnh.

4. Những loại thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Những loại thịt đỏ, trong đó đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường loại 2. Hãy cùng theo dõi 1 chương trình nghiên cứu dưới đây để có thể nắm được rõ hơn về tác hại của việc sử dụng quá nhiều thịt đỏ:

  • Những đối tượng tham gia nghiên cứu này sẽ có phần ăn hàng ngày là đều đặn là 100g thịt đỏ như bít-tết hay thịt bò băm viên thì khoảng 20% tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Những đối tượng được nghiên cứu này chỉ ăn một nửa số lượng thịt đã chế biến này như 2 lát thịt lợn muối hoặc 1 cái xúc xích thì đến 51% có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Thịt đỏ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2

Thịt đỏ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường Type 2

Theo các nhà nghiên cứu đối với thịt đỏ đã được chế biến, chất bảo quản có chứa một hàm lượng rất cao nitrate, chúng có khả năng làm tăng nguy cơ đề kháng với insulin. Tiền đái tháo đường thường xảy ra khi tế bào của cơ thể người bệnh trở nên đề kháng với tác dụng của insulin. Hơn nữa, thịt đỏ còn chứa hàm lượng sắt (fe) rất cao nên khi kết hợp với số lượng sắt (fe) được dự trữ trong cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2.

Tham khảo thêm: Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gì là tốt nhất?

Những dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường (đái tháo đường):

Một số người bệnh có thể mắc tiểu đường trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm mà không nhận ra mình bị mắc phải do những dấu hiệu có thể xuất hiện một cách không đáng kể. Đừng chỉ dựa vào cảm giác chủ quan mà hãy dựa vào các chỉ số đường huyết của bạn trong các lần đi khám sức khỏe định kỳ và tham khảo thêm những cách chữa bệnh tiểu đường dưới đây.

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường giai đoạn đầu

Tuy nhiên, việc biết rõ một vài dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường là rất cần thiết để người bệnh có thể biết được khi nào mình nên gặp bác sĩ để chuẩn đoán đái tháo đường sớm nhất có thể. Dưới đây là một số dấu hiệu dễ nhận biết khi mắc bệnh tiểu đường loại 2 để bạn có thể tham khảo và có thể đưa ra quyết định gặp bác sĩ khi cần thiết.

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Thường hay có cảm giác cực khát nước, hay còn được gọi là chứng khát nhiều.
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.

Người bệnh thường có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Mờ mắt.
  • Nhiễm trùng vùng kín thường xuyên bắp gặp ở phụ nữ.
  • Nhiễm khuẩn men hoặc nấm candida.
  • Khô miệng.
  • Chậm lành vết thương hở hoặc vết cắt.
  • Ngứa da, đặc biệt là ở bẹn hoặc khu vực âm đạo.

TÌM HIỂU THÊM: Top 6 loại thuốc tiểu đường của Nhật tốt và hiệu quả cao

Những cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả lâu dài

Hiện nay, để việc điều trị bệnh tiểu đường có thể đạt hiệu quả, người bệnh nên kiên trì và tuân thủ tuyệt đối chế độ dinh dưỡng hàng ngày và vận động thường xuyên cũng như việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Dưới đây là một số lưu ý cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả:

Cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh là cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả:

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Ăn uống lành mạnh giúp đẩy lui bệnh tiểu đường

Cải thiện chế độ ăn uống là cách chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả. Người bệnh cần phải đảm bảo chế độ ăn uống thường ngày phải đầy đủ chất đạm, béo, bột đường, vitamin với số lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

  • Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa trong 2 bữa, các bữa còn lại nên bổ sung nhiều rau và các sản phẩm ngũ cốc.
  • Loại bỏ các thức ăn nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn có ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
  • Làm mọi việc để có thể có được cảm giác ngon miệng.
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Dù ngon miệng cũng không ăn quá nhiều đặc biệt là thịt đỏ.
  • Thực phẩm được chế biến an toàn, ăn chín uống kỹ. Hạn chế thực phẩm rán, chiên, dùng mỡ động vật.
  • Khi cần phải ăn kiêng, cần phải giảm lượng thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Không nên ăn kiêng đột ngột sẽ có tác động xấu đến lượng đường trong máu.
  • Hãy cố gắng tuân thủ nguyên tắc thực phẩm đa dạng, nhiều thành phần, ăn đủ để có cân nặng hợp lý và hạn chế ăn chất béo nhất có thể, đặc biệt là mỡ động vật, hạn chế sử dụng muối, tránh đồ uống có cồn.
  • Khuyến khích việc nên có bữa ăn nhẹ trước khi ngủ.

Vận động thường xuyên:

Bệnh nhân đái tháo đường loại 2 nên tập luyện tổng cộng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần hoặc 150 phút/tuần. Loại vận động dẻo dài như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên đạt đủ cường độ nhằm làm tăng nhịp tim và tần số hô hấp. Khuyến khích tập luyện đối kháng 3 lần/tuần.

Vận động thường xuyên là cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Vận động thường xuyên là cách chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

Khi xuất hiện những biến chứng tiểu đường, người bệnh cần vận động nhẹ nhàng, không nên mang vác vật nặng, bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác ngồi tại chỗ hay vận động tay. Tránh những vận động chạy trên thảm, tập kéo dài, chạy bộ, tập luyện chân.

Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện những biến chứng về mắt như bệnh võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng và ít tác động lên tim mạch như: bài tập dẻo dai nhẹ, bơi lội, đi bộ, đạp xe tại chỗ. Tránh các hoạt động cần nhiều sức như chạy bộ, cử tạ, quần vợt, tập luyện dẻo dai mạnh.

Điều trị tiểu đường bằng thuốc trị tiểu đường

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng thuốc trị tiểu đường cần phải có một kiến thức nhất định về bệnh học và dược. Người bệnh có thể yêu cầu tư vấn từ Bác sĩ hoặc Dược sĩ giúp việc đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn

Cách chữa bệnh tiểu đường

Trong bệnh đái tháo đường loại 1, những tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân tiểu đường cần phải được điều trị bằng phương pháp bổ sung insunlin.

Đối với bệnh tiểu đường loại 2, hiện tượng thiếu hụt insulin do 3 bất thường là: giảm insulin, kháng insulin và tăng sản xuất glucose từ gan.

Do đó việc hỗ trợ bệnh tiểu đường hay đái tháo được cần phải dùng các nhóm thuốc giúp hạ đường huyết loại uống làm cho cơ thể tăng việc sản xuất insulin, làm giảm tình trạng kháng insulin, và ngăn ngừa hiện tượng hấp thụ carbohydrat ở đường ruột. Mọi chỉ định về dùng thuốc cần phải được tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ.

Tham khảo Viên tiểu đường Nhật Bản Insuna giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh tiểu đường tại đây

Đặt mua Viên tiểu đường Insuna chính hãng tại đây:

Mua ngay

Kết nối với chúng tôi tại:

Địa chỉ: Số 91 Linh Lang, P. Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội

Ghé trang chủ của Fujina: Thực phẩm chức năng nhật bản Fujina.vn