8 cách Chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, an toàn nhất

Chữa ho cho bé khi ngủ có thể thực hiện bằng cách vệ sinh mũi họng, cho trẻ uống đủ nước, sửa đổi tư thế nằm, không ăn no sát giờ ngủ… Bạn cần chú ý theo dõi các biểu hiện của bé để kịp thời khám và chữa trị, ngoài ra có thể sử dụng thực phẩm giúp cải thiện sức đề kháng, giảm ho, ngừa ốm sốt.

I. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho về đêm

Ho vào ban đêm gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho trẻ và khiến không ít các bậc phụ huynh hoang mang lo lắng.

Các cơn ho chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn trẻ mới biết đi, do nhiều nguyên nhân liên quan đến môi trường, virus, vi khuẩn, cách sinh hoạt… Cụ thể:

1. Nhiệt độ thấp, không khí khô

Không khí trong phòng ngủ quá khô, kèm theo độ ẩm và nhiệt độ thấp sẽ sinh ra phản ứng ho, nhất là với cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ càng dễ gặp phải.

Ngoài ra, không gian quá ẩm mốc và kém thoáng khí cũng gây khó chịu cho đường thở, làm trẻ bị ho nhiều theo từng cơn, đặc biệt khi bắt đầu vào giấc ngủ.

Các trường hợp ho do môi trường sẽ không quá nghiêm trọng, đôi khi kèm theo chảy dịch mũi. Bạn chỉ cần kê cao gối đầu cho trẻ hơn một chút và mở cửa giúp phòng thông thoáng vào ban ngày.

2. Tư thế ngủ sai

Ở trẻ em có vấn đề về trung thất hoặc mềm sụn thanh khí phế quản, khi nằm ngửa trên gối thấp dễ bị co đường dẫn khí, kéo theo tình trạng ho khan và khàn tiếng.

Một số trường hợp trẻ còn bị sưng viêm thanh quản, ho nhiều vào ban đêm do nằm gối đầu thấp trong thời gian dài, làm cho chất nhầy ở mũi tích tụ lâu ở cổ họng và gây kích ứng.

XEM NGAY: Mất ngủ khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

3. Phòng ngủ không sạch sẽ

Phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trên nhiều bề mặt như đệm, gối, bàn, tủ… Những hạt bụi nhỏ li ti rất dễ xâm nhập vào trong khoang mũi họng của trẻ gây nên các cơn ho.

Vì vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mọi người nên giặt chăn ga gối đệm, vệ sinh phòng ngủ định kỳ 1-2 tuần/lần để loại bỏ mầm mống gây bệnh.

4. Bệnh viêm họng

Viêm họng là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ với biểu hiện rõ rệt là ho kèm theo sốt cao, sưng hạch bạch huyết… Các cơn ho xảy ra do cơ thể đang thực hiện quá trình đào thải tác nhân gây bệnh ra ngoài.

Trên thực tế, trẻ nhỏ dễ bị viêm họng vào những lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nằm trong phòng điều hòa lâu.

5. Viêm xoang

Viêm xoang xảy ra khi lớp niêm mạc trong xoang mũi bị viêm nhiễm do vi khuẩn, gây tăng mức độ tiết dịch nhầy khiến trẻ nghẹt mũi kèm theo ngứa họng, ho có đờm.

Vào ban đêm, chất dịch nhầy rất dễ chảy từ khoang mũi xuống cổ họng, từ đó gây nên kích ứng và ho nhiều.

Trong trường hợp trẻ bị ho đêm kèm theo các triệu chứng chán ăn, dịch mũi có mùi hôi, khó thở, ớn lạnh… thì cha mẹ cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và khắc phục kịp thời.

6. Bệnh hen suyễn

Trẻ ho nhiều và thở khò khè vào buổi đêm cũng có thể là dấu hiệu của hen suyễn. Đây là loại bệnh cực kỳ phổ biến, trung bình có khoảng 6 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ phải đối diện với hen suyễn mỗi năm.

Các triệu chứng dễ nhận biết là: khó thở, ho từng cơn, hơi thở ngắn và nhanh, cảm lạnh thường xuyên, nghẹt mũi…

Những phản ứng của trẻ sẽ trở nên dữ dội hơn khi gặp khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng… nên cha mẹ cần để ý kỹ lưỡng.

7. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bé ho đêm không hẳn là vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, một số trường hợp là do bị trào ngược dịch vị dạ dày khiến khí quản chịu áp lực, sinh ra các cơn ho dữ dội.

Tình trạng axit dịch vị trào ngược xuất hiện chủ yếu là khi trẻ ăn quá no, sau đó đi ngủ ngay khiến thức ăn chưa kịp tiêu hóa toàn bộ. Thói quen này không chỉ gây hại cho niêm mạc đường hô hấp mà còn dễ làm đau dạ dày.

Những dấu hiệu đi kèm là nôn mửa, tức ngực, khó thở, ho kèm theo giọng khàn… Nếu không được khắc phục sớm, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm cực nhanh chóng.

8. Các nguyên do khác

Tùy vào từng mức độ biểu hiện của các cơn ho về đêm, trẻ có thể mắc phải những vấn đề sức khỏe khác như ho gà, viêm phế quản, dị ứng, khô họng…

Khi tình trạng ho kéo dài nhiều ngày không dứt, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm nhằm tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp khắc phục tương ứng.

KHUYÊN DÙNG: 12 Thực phẩm giúp bé ngủ ngon, các ba mẹ tin dùng cho trẻ

II. 8 Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả nhất

Bạn có thể khắc phục tình trạng ho ban đêm cho trẻ khá đơn giản bằng cách chú trọng vệ sinh, thay đổi một vài thói quen ăn uống sinh hoạt. Chi tiết như sau:

1. Rửa mũi họng bằng nước muối sinh lý

Cách đầu tiên mà bạn nên áp dụng là nhỏ nước muối vào mũi trước khi đi ngủ để làm sạch khoang mũi – họng, tiêu trừ các loại vi khuẩn gây viêm.

Bạn nên nhỏ 5-10 giọt đều 2 bên lỗ mũi và giữ đầu bé hơi ngửa ra sau. Bên cạnh đó, nước muối cũng có thể được dùng dưới dạng xịt.

Việc thực hiện đều đặn các bước làm sạch mũi họng cho trẻ mỗi ngày còn góp phần giảm tỷ lệ xuất hiện các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Lưu ý với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bạn cần mua đúng loại nước muối chuyên biệt theo chỉ dẫn của bác sĩ để không làm tổn thương niêm mạc mũi.

2. Dùng máy tạo độ ẩm cho phòng

Tăng cường độ ẩm trong phòng ngủ góp phần khắc phục tình trạng khô họng vào ban đêm, giảm tiết dịch nhầy và xoa dịu các cơn ho ban đêm cho bé.

Các bậc phụ huynh nên chọn mua máy tạo độ ẩm chính hãng, an toàn khi sử dụng và không tản khí độc hại. Bạn có thể tìm đến những địa chỉ cung cấp thiết bị điện tử nổi tiếng, được nhiều người tin dùng.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng máy tạo độ ẩm quá mức để tránh gây tác dụng ngược, làm tổn hại đến sức khỏe của trẻ.

3. Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Uống đủ nước mỗi ngày (0,5-1 lít) sẽ giúp đường dẫn khí có đủ độ ẩm cần thiết, niêm mạc mũi của trẻ không bị khô rát hay viêm nhiễm. Tình trạng ho do kích ứng cũng được cải thiện đáng kể.

Bạn có thể cho trẻ uống nước ấm hoặc nước ép trái cây giúp bổ sung vi lượng và các hoạt chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên.

4. Điều chỉnh bé về tư thế ngủ đúng

Chỉnh tư thế ngủ chuẩn vừa giúp trẻ dễ đi vào giấc ngủ, vừa tránh tình trạng chảy dịch nhầy xuống họng gây cảm giác khó chịu.

Bạn hãy để bé nằm ngửa, thẳng lưng và gối cao khoảng 15-20cm. Các mẹ nên chọn gối bông mềm, giặt sạch thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn.

5. Không cho bé ăn sát giờ ngủ

Trước khi đi ngủ từ 3-4h, bạn không nên cho trẻ ăn quá no và nên ăn món dễ tiêu hóa vào buổi tối. Các thực phẩm cần tránh là món tính nóng, đồ mặn, món nhiều dầu mỡ, đồ ăn dai cứng…

Cùng với đó, bạn cũng không nên để trẻ uống nước căng bụng ngay trước khi đi ngủ, đặc biệt là các loại nước ngọt, sữa tươi…

6. Xông hơi mũi họng để trị ho

Xông hơi là một trong những mẹo giảm ho khá hữu dụng được dân gian lưu truyền. Xông hơi nước nóng thảo mộc hỗ trợ khai thông đường thở, giải phóng sự tích tụ dịch nhầy và giảm viêm, ho ngứa họng.

Bạn nên xông hơi cho bé 1 tuần/lần vào buổi tối 30 phút trước khi đi ngủ. Giải pháp này còn mang lại lợi ích là giúp bé thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn và dễ vào giấc ngủ ngon.

TÌM HIỂU THÊM: Top 6 viên uống ngủ ngon của Nhật bạn nên tham khảo

7. Giữ ấm thân thể bé khi ngủ

Giữ ấm cho bé ở các vị trí như đầu, cổ họng, tai, bụng và chân là cách tốt nhất để ngăn cảm lạnh, tránh viêm họng và ho. Việc này còn giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ cho bé, hạn chế giật mình tỉnh giấc giữa đêm.

Bạn có thể làm ấm thân thể trẻ nhỏ bằng cách massage với dầu gió giúp kích thích sự lưu thông máu và dùng khăn/ mũ bao quanh vùng đầu.

Nhiệt độ điều hòa thích hợp là từ 24-25 độ C trở lên, cha mẹ cần tránh để khí lạnh hướng trực tiếp vào đầu và mặt trẻ. Bạn cũng không nên bật điều hòa quá 5h/đêm nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé.

8. Một số cách trị ho đêm tự nhiên khác

Ngoài những biện pháp trên, bạn còn có thể làm giảm các cơn ho bằng cách cho trẻ uống nước mật ong pha gừng hoặc nghệ, lá bạc hà… vào sáng – tối để tăng khả năng chống khuẩn từ bên trong.

Các hoạt chất sinh học có trong dược liệu thiên nhiên giúp ích rất nhiều cho việc kháng viêm, giảm đau và phòng ngừa cảm lạnh.

Bạn chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên để tránh gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

III. Lưu ý khi áp dụng cách trị ho khi ngủ cho bé

Các giải pháp chữa ho cho bé ngay tại nhà chỉ có tác dụng với trường hợp bị nhẹ. Bạn tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng xuất hiện và cần chú ý tới các điều sau đây:

  • Thường xuyên theo dõi từng biểu hiện của bé theo từng ngày để kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra.
  • Khi dùng thuốc cần tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn loại dược phẩm sao cho phù hợp.
  • Không lạm dụng các loại thuốc kháng sinh không kê đơn, bởi uống quá nhiều dễ làm tế bào miễn dịch suy giảm chức năng, xương khớp của trẻ phát triển kém…
  • Chọn địa chỉ phòng khám nhi uy tín chất lượng, nơi có bác sĩ chuẩn và được cấp phép hoạt động hợp pháp.

BẠN NÊN BIẾT: Ăn gì dễ ngủ? Top 12 thực phẩm trị bệnh mất ngủ hiệu quả

IV. Thực phẩm tăng cường đề kháng, phòng tránh bệnh ho về đêm ở trẻ

Ngoài ra để có thể cải thiện tình trạng trẻ ho khi ngủ, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nhật Bản Immuno Care. Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm mũi, họng cho trẻ nhỏ. Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.

Lưu ý: Trẻ dưới 2 tuổi tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Các cách chữa ho cho bé khi ngủ được nêu trong bài viết đều là chỉ dẫn hữu ích từ chuyên gia. Các bậc cha mẹ không nên chủ quan trong việc giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh nhằm giúp bé phát triển khỏe mạnh nhất, ít mắc bệnh lý nghiêm trọng.

Bài viết liên quan