8 Loại đường dành cho người tiểu đường tốt nhất 2023

Theo ThS. BS Nguyễn Huy Cường (Chuyên khoa Nội tiết), đường dành cho người tiểu đường nên dùng là Palatinose, Isomalt, Maltitol, Stevia… Chi phí sản phẩm thường dao động trong khoảng 100.000-1.000.000đ tùy vào từng loại. Khi sử dụng đường ăn kiêng, bạn hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên và chú ý ăn uống, sinh hoạt điều độ, sử dụng thực phẩm chức năng để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

1. Lợi ích của đường dành cho bệnh nhân tiểu đường

Đường dành cho người bị tiểu đường là chất làm ngọt nhân tạo, hàm lượng calo thấp, được xem như một phương pháp điều trị cho những người bị mắc bệnh đái tháo đường.

Các loại đường ăn kiêng thường không làm tăng đột ngột đường huyết, cũng không làm sản sinh ra năng lượng dư thừa.

Các chuyên gia còn gọi đây là loại đường không dinh dưỡng (nonnutritive), có thể tạo vị ngọt gấp nhiều lần so với đường ăn (sucrose) nhưng lại hỗ trợ bạn kiểm soát lượng carb và glucose trong máu dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận về liều lượng khi dùng đường nhân tạo. Bởi theo một vài nghiên cứu công bố trên tạp chí Physiology & Behavior, chất làm ngọt nhân tạo có thể thay đổi phản ứng của não bộ với vị ngọt, khiến bạn có xu hướng tiêu thụ ngày càng nhiều đường hơn.

Nếu bạn không chắc chắn về việc sử dụng các loại đường ăn kiêng, hãy tham vấn ý kiến chuyên gia để có được lời khuyên phù hợp.

2. Các loại đường dành cho người tiểu đường phổ biến nhất

Trước khi chọn dùng các loại đường, bạn cần tìm hiểu rõ một số thông tin quan trọng để biết cách sử dụng đúng đắn. Cụ thể:

2.1. Đường ăn kiêng cho người tiểu đường Palatinose

Palatinose được xem là một loại carb lành mạnh, có nguồn gốc từ củ cải đường và cung cấp khoảng 4 đơn vị calo/g nên hỗ trợ cân bằng năng lượng bên trong cơ thể.

Đường Palatinose có thể cải thiện quá trình oxy hóa chất béo, thúc đẩy đốt cháy calo và rất dễ tiêu hóa. Vì vậy mà những người tiểu đường đang ăn kiêng, muốn duy trì cân nặng ổn định thì nên bổ sung Palatinose.

Mặc dù đây là chất tạo ngọt được hấp thu hoàn toàn nhưng tốc độ chuyển hóa cực chậm, không gây “sốc” cho quá trình cân bằng glucose.

2.2. Đường thuốc dành cho người tiểu đường Isomalt

Isomalt là chất thay thế đường tự nhiên làm từ saccarose, sử dụng nhiều trong sản xuất kẹo ít ngọt, là lựa chọn tuyệt vời dành cho người ăn kiêng và đang điều trị đái tháo đường.

Isomalt chỉ cung cấp khoảng 2 đơn vị calo/g, được hấp thu một phần nhỏ trong ruột nên không gây cản trở đến việc kiểm soát đường huyết.

Vị ngọt của Isomalt khá nhẹ và thanh, giúp bạn giảm bớt cơn thèm đồ ngọt hiệu quả, cải thiện tình trạng kháng insulin, góp phần ổn định glucose trong máu.

Bạn chỉ nên tiêu thụ tối đa 20g Isomalt/ ngày để đảm bảo an toàn, tránh gây phản tác dụng.

2.3. Đường ăn cho người bệnh tiểu đường Maltitol

Chất tạo ngọt Maltitol là một loại carb ít calo (khoảng 2,1 calo/g) và có độ ngọt tương đương 90% đường tự nhiên, thích hợp dùng cho người tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.

Hệ đường ruột hấp thu khá chậm Maltitol nên không làm tăng đường huyết đột ngột, ngược lại còn hỗ trợ giảm thiểu nồng độ glucose trong máu và cả lipid.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng Maltitol với liều lượng hợp lý là ít hơn 100g/ ngày.

2.4. Đường cho người tiểu đường thai kỳ Stevia

Chất tạo ngọt Stevia có nguồn gốc từ lá cây cỏ ngọt, được ghi nhận về độ an toàn và tính hiệu quả khi dùng cho người bị tiểu đường, đặc biệt là các mẹ bầu.

Chiết xuất cỏ ngọt có khả năng ngăn chặn sự tăng cao quá mức của đường huyết, đồng thời thúc đẩy sản xuất hormone insulin từ tuyến tụy.

Đường Stevia cũng đóng vai trò nâng cao tác dụng của insulin trên màng tế bào, góp phần chống bệnh tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng đi kèm.

WHO khuyến nghị liều lượng sử dụng an toàn cho Stevia là 4mg/kg trọng lượng cơ thể.

2.5. Đường dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường Tagatose

Tagatose cũng là một loại đường tự nhiên, thuộc dạng đường fructose và có thể cung cấp calo ở mức thấp.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy Tagatose có thể là “thuốc” trị tiểu đường tiềm năng, vì chúng làm giảm lượng đường huyết khá nhanh và cản trở sự hấp thu carb, tăng phản ứng với insulin.

Đường Tagatose có chỉ số GI thấp nên hoàn toàn không gây tổn hại cho cơ thể người tiểu đường, phù hợp để ngăn chặn nguy cơ béo phì.

Một số sản phẩm chứa tagatose gợi ý cho bạn là kẹo cao su, sữa chua đông lạnh, ngũ cốc ăn liền, kẹo mềm…

Một vài người có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy… nên cẩn thận khi dùng chất tạo ngọt này để tránh làm tình trạng nặng thêm.

2.6. Đường cho người tiểu đường Sucralose (Splenda)

Splenda là chất tạo ngọt rất hữu ích cho người mắc tiểu đường loại 2, trở thành chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng khá phổ biến tại Hoa Kỳ cũng như toàn thế giới.

Đường Splenda ngọt hơn đường ăn gấp 600 lần, nhưng không gây ảnh hưởng tới lượng glucose trong máu. Khi qua ruột non, tỷ lệ hấp thu của chúng là rất thấp và dường như không đáng kể.

Theo FDA, mức tiêu thụ đường Splenda hằng ngày là 5mg/kg trọng lượng cơ thể. Hay nói cách khác, người 60kg nên sử dụng không quá 23 gói/ ngày.

2.7. Loại đường Saccharin cho người tiểu đường

Saccharin là chất tạo ngọt mang nhãn hiệu Sweet’ N Low, không hề chứa calo và ngọt hơn đường ăn khoảng 300-500 lần.

Đây là một chất tạo ngọt khá truyền thống, được các nhà khoa học ghi nhận là không gây ảnh hưởng đến chức năng của hormone insulin. Đường saccharin không gây ung thư, song vẫn chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Người bị tiểu đường đang muốn ăn kiêng giảm cân hoàn toàn có thể dùng đường saccharin trong các bữa ăn mà không lo ảnh hưởng tới vóc dáng.

2.8. Đường dành cho người bị tiểu đường Aspartam

Đường Aspartam chứa calo thấp, vị ngọt gấp 200 lần đường tự nhiên, hơi nồng và tạo hậu vị ngọt kéo dài.

FDA và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã chứng nhận về độ an toàn của Aspartam, những người mắc bệnh phenylceton niệu (PKU) không nên tiêu thụ loại đường này.

Hàm lượng nên dùng mỗi ngày là 50mg aspartam trên 1kg trọng lượng cơ thể. Bạn cũng cần chú ý không nạp quá nhiều bởi đường aspartam có thể dẫn tới tăng cân nhanh chóng.

3. Mua đường dành cho người tiểu đường ở đâu? Giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm đường ăn kiêng tại các hiệu thuốc, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt hàng online qua các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp và đọc các reviews từ khách hàng để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Nếu bạn đang băn khoăn về giá mua đường ăn kiêng như thế nào là hợp lý, hãy tham khảo bảng tổng hợp sau đây:

Các loại đường Giá thành (VND)
Đường Palatinose 500.000/kg
Đường Isomalt 150.000/hộp
Đường Maltitol 240.000/250ml
Stevia 300.000/hộp
Đường Sucralose 800.000/kg
Saccharin 400.000/kg
Aspartame 35.000/hộp

4. Lưu ý khi sử dụng đường cho người tiểu đường

Mặc dù đường nhân tạo có thể là một thực phẩm hữu ích cho người bị tiểu đường, nhưng bạn cần hết sức lưu ý về cách sử dụng để đảm bảo không gây nên những tác dụng phụ.

  • Không dùng quá liều lượng quy định vì dễ làm đảo lộn các hormone chuyển hóa, tổn hại đến hệ vi sinh đường ruột.
  • Người bị tiểu đường không muốn tăng cân thì nên hạn chế dùng đường nhân tạo vì chúng làm tăng cảm giác thèm ăn.
  • Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh đường saccharin bởi dễ gây tổn hại đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Tăng cường bổ sung thêm nhóm vitamin và khoáng chất, chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa cũng như tăng cường đề kháng.
  • Kiểm tra đường huyết đều đặn để thuận tiện cho việc theo dõi tình trạng bệnh, kịp thời xử lý các dấu hiệu bất thường.
  • Nghỉ ngơi điều độ giúp cân bằng hormone và tránh làm phát sinh các biến chứng của bệnh.
  • Ưu tiên sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ trợ cho quá trình điều hòa đường huyết, ngăn ngừa bệnh tình chuyển biến xấu.

Để góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng bênh tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.

Tổng hợp các loại đường dành cho người tiểu đường đã được đề cập trong bài viết trên. Bạn hãy ghi nhớ một số lưu ý quan trọng khi dùng đường ăn kiêng và nên tìm hiểu về giải pháp điều trị bệnh tối ưu, mau chóng cải thiện sức khỏe tốt hơn.

XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo

Bài viết liên quan