Enzyme tiêu hóa là gì? Phân loại, Vai trò & Cách bổ sung

Enzyme tiêu hóa là chất xúc tác được cơ thể tạo ra để xử lý thức ăn thành dạng mà đường ruột hấp thu được, góp phần quan trọng vào việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho các hệ cơ quan. Bạn có thể khắc phục tình trạng suy giảm men tiêu hóa bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm hữu ích và sử dụng thực phẩm chức năng kích thích tăng sinh enzyme nội sinh.

I. Enzyme tiêu hóa là gì?

Các enzyme tiêu hóa (men tiêu hóa) là một phần không thể thiếu trong hệ thống tiêu hóa, bao gồm khoang miệng, dạ dày và ruột non.

Bản chất của enzym là protein, có khả năng tạo ra các phản ứng hóa học trong cơ thể. Trên thực tế, mỗi enzyme được giải phóng sẽ đảm nhận một vai trò khác nhau trong suốt quá trình tiêu hóa.

Các enzym được sản xuất tại 3 cơ quan là dạ dày, ruột non và tuyến tụy. Trong đó, tuyến tụy tạo ra các enzym quan trọng nhất, đóng vai trò phân hủy carbohydrate, protein và chất béo.

Quá trình phân giải thức ăn là hoạt động hết sức cần thiết để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và duy trì sức khỏe ổn định. Nếu không có enzyme, toàn bộ các dưỡng chất trong thực phẩm khi nạp vào cơ thể đều là vô nghĩa.

Trong một số trường hợp, các cơ quan không tiết ra đủ enzym tiêu hóa sẽ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, sức miễn dịch kém, cơ thể mệt mỏi, không có đủ năng lượng để hoạt động…

II. Các loại enzyme tiêu hóa ở người

Trong cơ thể con người có nhiều loại men tiêu hóa đa dạng, đặc biệt cần kể đến 5 loại chính sau đây:

1. Enzyme tiêu hóa Amylase

Amylase chủ yếu được tiết ra từ nước bọt (S-amylase) và tuyến tụy (P-amylase), với chức năng chính là thủy phân các liên kết glycosidic trong phân tử tinh bột, chuyển đổi carbohydrate từ dạng phức tạp thành đường đơn giản.

Amylase được trộn đều với thức ăn ở trong khoang miệng, hoạt động của enzyme bắt đầu từ khi đó và sẽ tiếp tục diễn ra trong dạ dày, cho tới khi thức ăn được trộn đều với dịch axit.

Ở điều kiện tối ưu, có khoảng 30-40% tinh bột được phân huỷ thành maltose nhờ S-amylase. Khi thức ăn tới ruột non, phần còn lại của phân tử tinh bột sẽ được chuyển đổi bởi P-amylase.

2. Emzym hỗ trợ tiêu hóa Pepsin

Pepsin là một phần trong dịch vị dạ dày, phần còn lại bao gồm nước, chất nhầy, axit clohydric và một số yếu tố nội tại. Hiệu quả hoạt động tốt nhất của enzym pepsin là khi ở độ pH 1,5-2.

Pepsin là enzym tiêu hóa ở dạ dày, đóng vai trò chính tham gia vào việc xử lý protein, giúp phá vỡ thành các peptit nhỏ hơn, tạo điều kiện hấp thu dễ dàng trong thành ruột non.

3. Enzym tiêu hóa Lipase

Lipase được tạo ra trong tuyến tụy và ruột non, đảm nhận vai trò thủy phân triglyceride (chất béo) thành các phân tử axit béo, glycerol.

Quá trình hoạt động của lipase xảy ra đầu tiên ở ruột non, các phân tử sau khi được phân tách sẽ được đưa tới tế bào biểu mô lót thành ruột, từ đó được tổng hợp thành chất béo trung tính để vận chuyển đến các cơ/ mô mỡ.

4. Enzyme giúp tiêu hóa tốt hơn Lactase

Lactase có trong ruột non phụ trách xúc tác sự phân hủy lactose (đường sữa và các chế phẩm từ sữa) thành đường đơn glucose và galactose. Ở con người, lactase rất dồi dào trong thời kỳ sơ sinh, được tiết ra bởi các tế bào ruột lót.

Trong một số trường hợp đột biến gen mã hóa lactase, cơ thể không tiêu hóa lactose tốt sẽ dẫn tới tình trạng tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi, xót ruột… hay còn gọi là chứng không dung nạp lactose.

5. Enzym tiêu hóa trong tuyến tụy Trypsin

Trypsin được sản xuất bởi tuyến tụy, ban đầu chúng ở dạng trypsinogen và khi đi vào ruột non qua ống mật chung mới được chuyển đổi thành trypsin.

Hoạt chất này giúp cơ thể tiêu hóa protein, phân giải thành các peptit và axit amin. Đây là các nguyên liệu quan trọng để xây dựng và sửa chữa các mô, bao gồm xương, sụn, da, máu.

III. Tác dụng và vai trò của enzyme tiêu hóa

Theo nhiều tài liệu y khoa, các men tiêu hóa trong cơ thể người đem đến 3 chức năng cơ bản đó là:

1. Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng

Chính vì các enzyme giúp phá vỡ các mảnh thức ăn thành từng dạng phân tử đơn giản, nên cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi tế bào.

Hay nói cách khác, enzyme là một phần quan trọng hỗ trợ duy trì sự sống, góp phần giúp cơ thể tiếp nhận các chất cần thiết cho mọi hoạt động bình thường của các hệ cơ quan: thần kinh, tuần hoàn, bài tiết, sinh sản…

2. Hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa

Men tiêu hóa còn có khả năng phá hủy chất độc hại, hỗ trợ quá trình bài tiết những chất dư thừa ra bên ngoài cơ thể.

Khi các men tiêu hóa hoạt động tốt, bạn sẽ giảm thiểu được tỷ lệ mắc các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm nhiễm đường ruột, khó tiêu, đau bụng…

3. Ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) xảy ra có thể do enzyme suy giảm, hệ vi sinh mất cân bằng, nhu động ruột bất thường, hệ miễn dịch hoạt động không đúng cách… khiến bạn mất nước, tiêu chảy, giảm cân đột ngột…

Vì vậy, khi các enzyme được đảm bảo bình ổn, các hoạt động tiêu hóa trong đường ruột sẽ diễn ra trơn tru hơn, giảm thiểu nguy cơ tổn thương nội mạc hay khiến cơ thể suy nhược.

IV. Cách bổ sung enzyme tiêu hóa cho cơ thể

Các enzym tiêu hóa tương đối “nhạy cảm” với những thay đổi trong cơ thể, khiến chúng đôi khi hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể tăng cường men tiêu hóa bằng một trong 2 cách:

1. Qua thực phẩm

Việc xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động của các enzym trong hệ tiêu hóa, tăng hiệu quả chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Một số thực phẩm gợi ý dành cho bạn là:

  • Trái cây: quả bơ, đu đủ, táo, cam, mâm xôi…
  • Rau củ: nấm sữa, rau bina, súp lơ, đậu xanh, đậu lăng…
  • Các loại hạt: ngũ cốc nguyên hạt, hạt chia, hạnh nhân…
  • Nhóm thực phẩm khác: sữa chua, trà actiso, trà kombucha…

2. Qua thực phẩm chức năng

Theo các bác sĩ, người được chẩn đoán mắc chứng suy giảm enzyme thường cần dùng men tiêu hóa để giúp cơ thể tiêu thụ thức ăn tốt hơn.

Nếu bạn đang tìm kiếm dòng thực phẩm chức năng hữu hiệu để khắc phục suy giảm enzyme thì men vi sinh Megumi Nhật Bản là một lựa chọn không nên bỏ qua.

Bột men Megumi được nhiều gia đình sử dụng như một “bảo bối” tuyệt vời để cải thiện chức năng tiêu hóa, giải quyết nhanh các tình trạng rối loạn, viêm nhiễm đường ruột cấp/ mãn tính, thiếu hụt enzyme…

Điểm đặc biệt của sản phẩm là an toàn cho cả trẻ em và người lớn, được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Nhật Bản kiểm định kỹ lưỡng về chất lượng cũng như độ an toàn.

Thành phần của Megumi chứa nhiều hoạt chất có ích như: lactobacillus, inulin, axit citric, bột tơ tằm thủy phân, vitamin… đem đến hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 1 liệu trình sử dụng.

Cách dùng:

  • Trẻ 2-16 tuổi: 1 gói/ ngày.
  • Người từ 16 tuổi trở lên: 2 gói/ ngày chia đều thành 2 lần vào sáng – tối.

Men vi sinh Megumi có giá hiện hành là 480.000đ/hộp 15 gói, mỗi gói 2g. Bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm chính hãng tại đơn vị phân phối của thương hiệu thực phẩm chức năng Nhật Bản Fujina.

Những thông tin quan trọng về enzyme tiêu hóa cùng các giải pháp điều trị bệnh liên quan đã được bài viết chia sẻ tường tận. Bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn mua sản phẩm chăm sóc sức khỏe để mang lại hiệu quả tích cực, tránh gặp phải các tác dụng phụ.

TÌM HIỂU THÊM: Các loại thuốc tiêu hóa của Nhật Bản được người Việt ưa chuộng

Bài viết liên quan