Gãy xương cẳng tay: Chẩn đoán, Cách điều trị & Chăm sóc

Bạn đang bị chấn thương gãy xương cẳng tay hay người thân, bạn bè không may gặp phải tình trạng này nhưng chưa có những hiểu biết rõ ràng và cần được giải đáp. Xung quanh vấn đề trên chắc chắn có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, hãy cùng Fujina.vn giải đáp và khám phá chi tiết về gãy xương cẳng tay để có được phương pháp điều trị hồi phục tốt nhất.

1. Gãy xương cẳng tay là gì? Các kiểu phổ biến

Xương cẳng tay là xương thuộc cánh tay của người được tính từ phần khuỷu tay xuống đến cổ tay. Xương cẳng tay cấu tạo gồm 2 xương chính là xương trụ và xương quay với nhiệm vụ  điều chỉnh quá trình gấp duỗi khuỷu tay, cổ tay và úp ngửa cánh tay.

Gãy xương cẳng tay là tình trạng gãy ở thân xương cẳng tay, có thể gãy 1 trong 2 hoặc cả 2 xương trụ và xương quay. Kiểu gãy xương này rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, xảy ra sau các vụ tai nạn, va chạm mạnh hay thậm chí ngay trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Gãy xương cẳng tay là gì? Các kiểu phổ biến

Theo thống kê, gãy xương cẳng tay chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số các ca chấn thương liên quan đến vấn đề xương khớp. Đây tuy không phải là tình trạng gãy xương quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sau, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gây tàn tật suốt đời.

Các kiểu gãy xương cẳng tay thường gặp:

  • Gãy cả xương quay và xương trụ (ít gặp)
  • Gãy đơn thuần (gãy 1 trong 2 xương)
  • Gãy 1/3 trên xương trụ
  • Gãy 1/3 dưới xương quay

2. Biểu hiện khi bị gãy xương cẳng tay

Triệu chứng của gãy xương cẳng tay không quá khó để nhận biết, tùy vào tình trạng vết thương mà sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Phổ biến nhất là các triệu chứng sau đây:

  • Ngay khi ngã bạn nghe được tiếng nứt, gãy của xương
  • Cảm giác đau nhức, đau nhói từng điểm, đau hơn khi vận động
  • Xuất hiện vết bầm tím, sưng phù nề
  • Cẳng tay biến dạng, có thể là vết thương hở lồi xương ra ngoài
  • Mất khả năng hoạt động của cẳng tay
  • Có những cử động lạ bất thường, tiếng lạo xạo trong xương.

Biểu hiện khi bị gãy xương cẳng tay

Ngay khi phát hiện những biểu hiện trên hoặc sau một thời gian sơ cứu, chườm đá nhưng vết đau vẫn không thuyên giảm thì hãy đến ngay với cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.

TÌM HIỂU THÊM: Gãy xương cẳng chân là gì? Có nguy hiểm không?

3. Nguyên nhân gãy xương cẳng tay

Nguyên nhân gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là vị trí cử động nhiều, tham gia mọi hoạt động của cánh tay nên dễ gặp phải những va chạm hay tác động. Tiêu biểu phải kể đến những nguyên nhân nổi bật như:

  • Té ngã, đập trực tiếp cẳng tay xuống đất
  • Do tai nạn giao thông
  • Tai nạn trong quá trình lao động, lặp đi lặp lại hàng ngày gây vết nứt
  • Hoạt động thể dục thể thao cường độ cao
  • Đâm chém, đánh nhau
  • Chấn thương trong sinh hoạt hàng ngày
  • Có các bệnh lý về xương khớp.

4. Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành?

Gãy xương cẳng tay bao lâu thì lành

Khi gặp phải chấn thương bất kì một bộ phận nào trên cơ thể thì câu hỏi đầu tiên luôn được đặt ra là “bao lâu thì khỏi, bao lâu thì lành”. Với gãy xương cẳng tay, thông thường nếu được điều trị đúng phương pháp và kĩ thuật, thời gian lành xương sẽ là từ 6 đến 8 tuần còn thời gian bình phục hoàn toàn là từ 5-6 tháng.

Tuy nhiên, tùy theo thể trạng cũng như vết gãy của từng người mà thời gian khỏi sẽ là khác nhau. Đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có bệnh lý về xương khớp thì thời gian hồi phục sẽ chậm hơn rất nhiều.

5. Cách sơ cứu gãy xương cẳng tay

Cách sơ cứu gãy xương cẳng tay

Khi gặp người gãy xương cẳng tay, bạn hãy bình tĩnh xử lý và việc đầu tiên cần làm là sơ cứu vết thương. Các bước cơ bản để sở cứu gãy xương cổ tay bao gồm:

  • Bước 1: Xác nhận tình hình chấn thương của nạn nhân
  • Bước 2: Cố định gãy xương cẳng tay bằng nẹp cơ bản tự chế
  • Bước 3: Nếu là vết thương hở thì cần vệ sinh sát trùng sạch sẽ
  • Bước 4: Để tay nạn nhân ở tư thế thoải mái nhất
  • Bước 5: Kiểm tra xem máu đã được lưu thông chưa, tránh nẹp bó quá chặt gây ách tắc
  • Bước 6: Cuối cùng là nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

6. Phác đồ điều trị gãy xương cẳng tay

Sau quá trình thăm khám và chụp X-quang tình trạng gãy xương cẳng tay của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cũng như liệu trình phù hợp nhất. Hiện nay, 2 phương pháp chủ yếu được sử dụng và đạt hiệu quả cao nhất là:

6.1. Phẫu thuật gãy xương cẳng tay

Với các vết thương hở, tình trạng vết gãy nghiêm trọng gây biến chứng hoặc phương pháp bảo tồn thất bại, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định mổ. Đây vẫn được coi là phương pháp đạt hiệu quả cao nhất, đẩy nhanh quá trình phục hồi và hạn chế những tổn thương không đáng có về sau này.

Phẫu thuật gãy xương cẳng tay

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như nẹp, đinh vít, các tấm kim loại để cố định và nối hai đầu xương gãy. Thời gian phẫu thuật dao động từ 1 đến 2 tiếng tùy vào tình trạng chấn thương và xuất viện sau khoảng 10 ngày theo dõi.

6.2. Nẹp gãy xương cẳng tay

Trong thời buổi phát triển của y học, phương pháp bảo tồn đang ngày một hiệu quả hơn và được áp dụng một cách triệt để, giảm thiểu tối đa các di chứng về sau.

Nẹp gãy xương cẳng tay

Tuy nhiên vẫn chỉ áp dung cho những trường hợp chấn thương nhẹ, vết gãy không di lệch hoặc di lệch không nhiều, người già.

Khi đó bác sĩ sẽ nắn chỉnh và định hình lại xương cẳng tay đảm bảo đúng cấu trúc ban đầu. Tiếp theo là cố định bằng hình thức bó bột, kết hợp sử dụng các thuốc hỗ trợ chống sưng, chống viêm và giảm đau.

7. Câu hỏi thường gặp khi gãy xương cẳng tay

7.1. Gãy xương cẳng tay bó bột bao lâu

Tùy theo tình trạng vết thương, độ tuổi mà thời gian bó bột cũng khác nhau. Nếu gãy cả 2 xương quay và xương trụ thì thời gian bó bột sẽ từ 6-8 tuần, với các trường hợp còn lại thì chỉ dao động từ 4-6 tuần. Tuy nhiên sau tháo bột bạn cần nhanh chóng tập luyện trở lại kết hợp cùng vật lý trị liệu để quá trình hồi phục đạt hiệu quả.

Gãy xương cẳng tay bó bột bao lâu

7.2. Gãy xương cẳng tay nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và thời gian hồi phục của bệnh nhân.

Khi bị gãy xưởng cẳng tay, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, magie, kẽm, omega-3, các loại vitamin C,D,…giúp quá trình tái tạo xương diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, cần tránh các thực phầm nhiều dầu mỡ, chất kích thích, đồ ngọt và chất béo,…gây ức chế và kìm hãm sự tái tạo xương.

NÊN ĐỌC: Xương hông nằm ở đâu? Bị gãy, vỡ có nguy hiểm không?

7.3. Chăm sóc bệnh nhân gãy xương cẳng tay

Cần chú ý những điểm quan trọng sau đây trong quá trình chăm sóc người bệnh bị gãy xương cẳng tay để đảm bảo quá trình hồi phục chuẩn xác và hiệu quả nhất:

  • Nởi lỏng bột hoặc nẹp nếu cảm thấy bị chặt hoặc chèn ép mạch máu
  • Không được làm ướt bột, chọc gãi gây nhiễm trùng
  • Bột vỡ, nứt hoặc quá bẩn phải thay ngay
  • Kê tay lên cao tránh hiện tượng sưng phù nề
  • Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh để nhanh chóng phục hồi
  • Khi vết thương đã lành, hỗ trợ người bệnh trong quá trình vận động, đi lại.

Ngoài ra, hãy tăng cường đề kháng cho người bệnh bằng cách mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Prokan Nhật Bản với nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, nhập khẩu chính hãng bởi FUJINA. Sản phẩm chứa nhiều thành phần dược liệu quý như: chiết xuất sụn cá mập, chiết xuất vỏ liễu trắng, chiết xuất sụn mũi cá hồi, chiết xuất lá actiso… góp phần bổ sung Proteoglycan và Salicin giúp hỗ trợ sức khỏe của khớp, tăng cường sự linh hoạt, giảm khó chịu khi cử động.

thuốc xương khớp của nhật prokan

ĐẶT MUA PROKAN NGAY

Mua ngay

Bài viết trên đây gần như đã tổng hợp một cách đầy đủ nhất các câu hỏi đáng quan tâm xung quanh vấn đề gãy xương cẳng tay. Bạn cũng đừng quá lo lắng, gãy xương cẳng tay sẽ không phải là vấn đề quá nguy hiểm nếu như được phát hiện kịp thời và điều trị một cách hợp lý. Mọi thắc mắc cũng như đặt mua sản phẩm viên uống xương khớp Prokan Nhật Bản vui lòng liên hệ hotline 1900 3391 để được tư vấn nhanh chóng, chuẩn xác nhất.