Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông: 6+ Bí kíp mẹ cần biết

Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông đó là mặc nhiều lớp áo, tránh mặc vải jeans, đội mũ len, giữ tay chân ấm, dùng các đồ chống thấm… và xây dựng thực đơn đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa ốm, ho, sốt do thời tiết.

I. Tại sao cần giữ ấm cho trẻ vào mùa đông?

Phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Bởi trời lạnh rất dễ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm hàn, từ đó dẫn tới cơn ho sốt, đau bụng, tiêu hóa kém, tiêu chảy…

Khi bé được giữ đủ ẩm, năng lượng bên trong cơ thể được “điều phối” đến não, tim, gan, phổi và các cơ quan khác để hỗ trợ phát triển toàn diện.

Cùng với đó, hệ thống miễn dịch của trẻ sẽ có đủ điều kiện để hoạt động hiệu quả, gia tăng khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh giúp bé lớn lên khỏe mạnh.

Nhiều cuộc khảo sát tại Hoa Kỳ cho biết, tỉ lệ trẻ bị ốm và cảm lạnh trong những tháng mùa đông cao hơn gấp 2 lần so với các thời điểm còn lại trong năm.

Do đó, cha mẹ phải hết sức lưu ý đến việc giữ ấm cho trẻ nhỏ và nắm rõ các quy tắc thực hiện đúng đắn.

II. Cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông

Cha mẹ có thể giữ ấm cho trẻ nhỏ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng bạn phải hiểu rõ về từng biện pháp và áp dụng đúng đắn. Một vài chỉ dẫn cụ thể như sau:

1. Giữ ấm cho trẻ sơ sinh theo quy tắc 4 ấm – 1 lạnh

“4 ấm 1 lạnh” được coi là quy tắc nền tảng mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng cần nắm chắc nếu mong muốn bé phát triển khỏe mạnh.

Cụ thể “4 ấm” bao gồm:

  • Tay ấm: tay của trẻ cần được khô thoáng và không dính mồ hôi, tránh làm nhức các khớp ngón tay cũng như tích tụ nhiều vi khuẩn.
  • Lưng ấm: vùng lưng của trẻ dễ bị đổ mồ hôi nhất, nếu không được thấm khô sẽ dễ bị nhiễm lạnh, gây tổn thương phổi và đường hô hấp.
  • Bụng ấm: giúp cho da dày và đường ruột tiêu hóa tốt, tăng hiệu quả hấp thu và chuyển đổi các chất dinh dưỡng thành năng lượng có ích cho cơ thể.
  • Bàn chân ấm: giúp bảo vệ toàn bộ các huyệt đạo quan trọng, giúp bé ngủ ngon hơn và ít bị cảm cúm.

“1 lạnh” có nghĩa là phần đầu của bé cần được thông thoáng thoải mái, không bị bịt kín khiến gây ra cảm giác khó chịu, nhất là khi đi ngủ hoặc đang ốm sốt.

2. Bí quyết giữ ấm cho trẻ bằng việc mặc quần áo theo lớp

Cơ thể trẻ em có tỉ lệ trao đổi chất cao nên cảm giác về sự nóng lạnh sẽ khác biệt so với người lớn. Bạn nên mặc cho bé nhiều lớp áo từ trong ra ngoài, ví dụ như cotton – lụa – len để thuận tiện cho việc điều hòa thân nhiệt.

Chính vì làn da bé rất nhạy cảm nên lớp trang phục đầu tiên cần ưu tiên vải bông mềm, chất liệu sợi thiên nhiên và ít gây kích ứng.

Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi các phản ứng của bé để đảm bảo số lớp quần áo phù hợp, không gây bí bách hay tiết nhiều mồ hôi.

3. Cách giữ ấm cho trẻ khi tắm vào mùa đông

Các bác sĩ khoa nhi cho rằng, trẻ dưới 1 tháng tuổi không cần tắm đều đặn mỗi ngày. Nếu bạn cho bé tắm quá 3 lần/tuần vào mùa đông sẽ làm tăng nguy cơ khô da, nứt nẻ và ửng đỏ.

Để làm sạch cơ thể của trẻ mà không gây nhiễm lạnh, bạn cần lưu ý:

  • Đảm bảo nhiệt độ nước tắm từ 36-38 độ C, có thể thêm vào một ít muối biển.
  • Dùng khăn mềm rửa sạch mắt, mũi, miệng và gội đầu trước tiên, tiếp đến là làm sạch vùng lưng, chân tay…
  • Bạn có thể cho trẻ ngâm chân vài phút kết hợp massage kích thích tăng lưu thông máu.
  • Lau khô người và mặc đồ ngủ cho trẻ, nên xoa bóp vùng lưng cùng bàn chân, bàn tay với tinh dầu nhằm đảm bảo độ ấm cho cơ thể.

4. Giữ ấm cho trẻ nhỏ khi ngủ vào mùa lạnh

Các nhà tâm lý học luôn khuyến khích hộ gia đình tạo dựng không khí ấm áp vào những tháng mùa đông bằng cách thắp nến thơm, xông tinh dầu làm ấm như: cam, quýt, quế hồi, vân sam, bạch đậu khấu…

Tác dụng của việc này không chỉ giúp cơ thể tránh khỏi giá rét mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ, phòng ngừa đau họng.

Bạn có thể thắp nến trong vòng 20 phút trước khi ngủ và luôn giữ cho nhiệt độ phòng từ 25-28 độ C, chú ý che vùng bụng – cổ cho bé nhưng không được đắp chăn bông quá dày.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng máy sưởi quá mức để tránh làm làm trẻ ngạt mũi khó chịu do không khí hanh khô.

5. Giữ ấm cho bé khi đi ra ngoài đường

Không khí lạnh và gió khô mùa đông có thể làm mất độ ẩm tự nhiên trên da của bé, tạo nên các mảng bong tróc.

Vì vậy, trước khi ra ngoài, bạn nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm dành riêng cho em bé hoặc thuốc mỡ để chống nẻ.

Cùng với đó, cha mẹ đừng quên cho bé mặc áo khoác, đội mũ len, đeo găng tay và tất chân… nhằm ngăn ngừa gió lạnh từ bên ngoài.

Việc đảm bảo đầu, tai và ngón chân bé luôn được che phủ sẽ chống nhiễm hàn rất tốt. Bé cũng sẽ thỏa sức với các hoạt động ngoài trời mà không lo bị ốm.

6. Chế độ dinh dưỡng giữ ấm cho trẻ vào mùa rét

Một cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông rất quan trọng mà cha mẹ cần biết đó là đảm bảo cân bằng lượng calo và tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh cùng thực phẩm lành mạnh.

Khi cơ thể được cung cấp đủ dưỡng chất, trẻ có khả năng miễn dịch tốt, không bị ảnh hưởng xấu bởi thời tiết khắc nghiệt.

Các nhóm chất cần bổ sung bao gồm:

  • Kẽm: là chất chống oxy hóa mạnh, bổ sung nguyên liệu cho tế bào bạch cầu sản xuất ra các kháng thể nhằm chống lại sự tác động từ môi trường ngoài (khí lạnh, vi khuẩn, nấm mốc…) Kẽm có nhiều trong các loại đậu và quả, hạt.
  • Vitamin D: mùa đông ít ánh nắng mặt trời hơn nên bạn cần bổ sung vitamin D cho trẻ qua thực phẩm (trứng, bơ, cá, hạt nảy mầm…) giúp hệ cơ xương khỏe mạnh, tuần hoàn máu hiệu quả.
  • Vitamin C: giúp tăng cường chỉ số chống oxy hóa, bảo vệ hệ miễn dịch khỏi suy yếu khi thời tiết thay đổi và rất có ích cho sự duy trì cân nặng ở trẻ. Bạn có thể thêm vào thực đơn hầu hết các loại trái cây và rau củ tươi.
  • Protein: có nguồn gốc từ thịt nạc, đậu phụ, sữa chua… rất có lợi cho hoạt động miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh cảm cúm và những triệu chứng ho sốt mùa đông.
  • Axit omega-3: có nhiều trong các loại hạt, cá hồi, cá tuyết… giúp trẻ ổn định năng lượng, tuần hoàn tốt và không bị lạnh chân tay.

Bạn cũng nên tránh để cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt và đồ lạnh bởi các món đó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến cổ họng, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên.

III. Lưu ý khác khi giữ ấm cho trẻ vào trời đông

Khi chăm sóc bé, các bậc cha mẹ cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng để tránh mắc phải sai lầm:

  • Chọn quần áo ngủ vải mềm, độ dày vừa phải và có thể thấm mồ hôi tốt. Quần áo không nên đính hạt, nơ, dây buộc… khiến bé khó chịu.
  • Không ủ ấm quá mức cho bé khi ngủ, tránh gây ra tình trạng ngạt khí và đổ mồ hôi ban đêm.
  • Dùng gối mềm cao 15-20cm kê đầu cho trẻ, có thể đệm thêm gối xung quanh người giúp bé thoải mái hơn.
  • Không đặt bé ngủ ở đúng hướng gió điều hòa làm tăng nguy cơ cảm lạnh, dễ suy giảm miễn dịch.
  • Với trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cường miễn dịch vào mùa đông – Cốm Immuno Care chiết xuất dược liệu thiên nhiên (vỏ quýt, rễ hoa cúc tím, vitamin C, kẽm…)

Sản phẩm với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chiết xuất rễ cúc tím, bột quýt Onshu, Vitamin C giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm mũi, họng cho trẻ nhỏ. Trải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất nghiêm ngặt nên rất an toàn khi sử dụng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết.

Cha mẹ hãy áp dụng đúng cách giữ ấm cho trẻ vào mùa đông nhằm giúp bé phát triển ổn định, không bị tác động bởi các tác nhân bên ngoài. Bạn cũng nên cân nhắc về việc sử dụng thực phẩm chức năng bổ trợ miễn dịch, tăng cường “hàng rào” bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn đầu đời của bé.

Bài viết liên quan