Những loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Tiểu đường được cho là loại bệnh mãn tính, cho đến thời điểm hiện tại chưa có thuốc chữa dứt điểm bệnh tiểu đường. Nhưng bên cạnh đó, rất nhiều loại thảo dược đã được nghiên cứu và chỉ ra rằng có tác dụng cải thiện đái tháo đường rất tốt. Vì vậy, cho dù không thể chấm dứt hoàn toàn căn bệnh này, người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với nó nếu biết đến và áp dụng một số loại thảo dược hỗ trợ tiểu đường sau.

> Đọc thêm: Glucose máu bao nhiêu được coi là cao

dat-hang-fujina

1.  Nha đam

Tăng lượng insulin tiết ra bởi tuyến tụy chính là tác dụng nổi bật của nha đam. Do đó, loại cây này có khả năng hạ đường huyết hiệu quả. Có thể nói trong rất nhiều mục đích sử dụng của nha đam như dưỡng, bảo vệ da, hỗ trợ tiêu hóa,…, chức năng này ít được biết đến. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về lợi ích của nha đam đối với cải thiện tiểu đường đã được thực hiện và tổng hợp lại. Những người sử dụng nha đam cho kết quả đường huyết thấp hơn và mức insulin cao hơn.

Những loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả có thể bạn chưa biết

Có nhiều cách để sử dụng Nha đam. Lá cây được bán nhiều ở chợ và bổ sung vào đồ uống, và các chiết xuất dưới dạng viên nang được dùng như thực phẩm chức năng.

2. Quế

Là một loại thảo dược đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, liều lượng và loại quế sử dụng để cải thiện tiểu đường cần được xác định và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chỉ có tinh chất quế hoặc quế ở dạng viên nén phù hợp với tác dụng này.

Thảo dược từ quế đã được nghiên cứu rằng có tác dụng cải thiện lượng đường trong máu, mức độ insulin tự nhiên của cơ thể, mỡ máu, nồng độ chất chống oxy hóa, huyết áp, cân nặng, thời gian tiêu hóa thức ăn.

3. Mướp đắng

Hạt mướp đắng đã được dùng cho cả người bị đái tháo đường týp 1 và týp 2 để giảm đường huyết. Thịt quả mướp đắng xay pha với nước cũng làm giảm đường huyết ở 86% bệnh nhân đái tháo đường týp 2.     Nước ép mướp đắng cũng giúp cải thiện mức đường huyết trong nhiều trường hợp.

Ăn hoặc uống mướp đắng có thể khá khó khăn. Rất may là những tác dụng tương tự cũng đã được ghi nhận với các chiết xuất từ mướp đắng trong các loại thực phẩm chức năng.

Không có đủ bằng chứng cho thấy có thể dùng mướp đắng thay cho insulin hoặc thuốc điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, nó có thể giúp bệnh nhân ít phải dựa vào thuốc hơn hoặc có thể giảm liều thuốc.

4. Cây kế sữa – thảo dược hỗ trợ tiểu đường

Cây kế sữa là một loại thảo mộc đã được sử dụng từ thời cổ đại để chữa nhiều căn bệnh khác nhau và được coi là một loại thuốc bổ gan. Chiết xuất được nghiên cứu nhiều nhất từ ​​cây Kế sữa là silymarin, là một hợp chất có tính chống oxy hoá và chống viêm. Những đặc tính này khiến cây Kế sữa trở thành vị thuốc tốt cho người bị đái tháo đường.

Một đánh giá ghi nhận rằng nhiều nghiên cứu về silymarin là rất có triển vọng, nhưng nghiên cứu chưa đủ mạnh để bắt đầu khuyến nghị vị thuốc này hoặc chiết xuất từ nó để trị bệnh tiểu đường.

Nhiều người vẫn có thể thấy đây là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị, đặc biệt là vì tính chống oxy hoá và chống viêm có thể giúp bảo vệ chống lại những tổn thương khác do bệnh tiểu đường gây ra. Cây Kế sữa thường được dùng làm thực phẩm chức năng.

5. Cỏ cà ri

Những loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả có thể bạn chưa biết

Cỏ cà ri là một loại hạt khác có khả năng làm giảm đường huyết. Hạt cỏ cà ri có chứa chất xơ và các chất giúp làm chậm tiêu hóa carbohydrate như đường. Hạt cỏ cà ri cũng giúp trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường týp 2.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị tiền đái tháo đường ít khi có chẩn đoán đái tháo đường týp 2 khi uống bột hạt cỏ cà ri. Điều này là do hạt làm tăng lượng insulin trong cơ thể, đồng thời làm giảm đường huyết.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hạt cỏ cà ri cũng giúp làm giảm mức cholesterol ở bệnh nhân.

Có thể chế biến hạt cỏ cà ri thành nhiều món ăn, hãm với nước ấm, hoặc xay thành bột. Nó cũng có thể được thêm vào một viên nang để uống như một loại thực phẩm chức năng.

6. Dây thìa canh

Dây Thìa canh là loài cây bản địa của Ấn Độ, tên của nó theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là “phá hủy đường”. Một tổng kết gần đây nhận thấy rằng cả bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và týp 2 đều có biểu hiện cải thiện khi được dùng Dây Thìa canh.

Ở những người bị đái tháo đường týp 1 sử dụng chiết xuất lá cây trong 18 tháng, đường huyết lúc đói giảm xuống đáng kể so với nhóm chỉ nhận được insulin.

Các thử nghiệm khác sử dụng Dây thìa canh thấy rằng những người bị bệnh tiểu đường týp 2 đáp ứng tốt với việc uống cả lá và chiết xuất của nó trong những khoảng thời gian khác nhau. Sử dụng dây Thìa canh làm giảm lượng đường trong máu và tăng mức insulin trong cơ thể của một số bệnh nhân.

Sử dụng lá hoặc chiết xuất lá có thể có lợi cho nhiều người mắc bệnh tiểu đường\

7. Gừng

Gừng là một loại thảo mộc nữa cũng đang được khoa học khám phá. Nó đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trong các nền y học cổ truyền.

Gừng thường được sử dụng để giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa và viêm. Tuy nhiên, một đánh giá được công bố gần đây cho thấy rằng nó cũng hữu ích trong điều trị các triệu chứng tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu thấy bổ sung gừng làm giảm đường huyết, nhưng không làm giảm mức insulin trong máu. Vì thế, họ cho rằng gừng có thể làm giảm tính kháng insulin trong cơ thể đối với bệnh đái tháo đường týp 2.

Gừng thường được thêm vào thức ăn ở dạng sống hoặc dạng bột, pha vào trà, hoặc làm thành viên nang như một loại thực phẩm chức năng.      

Sản phẩm thiên nhiên điều trị tiểu đường hiệu quả: Viên Tiểu đường Nhật Bản Insuna

  • Hỗ trợ chuyển hóa đường, hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết.
  • Thành phần từ dược liệu thiên nhiên
  • Hiệu quả trị tiểu đường đã được chứng minh, nghiên cứu lâm sàng
  • Ứng dụng công nghệ tiên tiến Salacimal
  • Xuất khẩu nguyên hộp 100% từ Nhật Bản

Những loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả có thể bạn chưa biết

Dù có hiệu quả chữa trị tốt, các loại thảo dược hỗ trợ tiểu đường có thể tương tác với thuốc bệnh nhân đang sử dụng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ trước khi áp dụng. Đồng thời, tìm hiểu kỹ càng nguồn gốc các loại thực vật kể trên để có được các dược liệu chất lượng nhất.