Rối loạn giấc ngủ là gì? Nguyên nhân, phân loại và cách điều trị

Bạn có thể đang gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ khi thường xuyên gặp vấn đề về việc nghỉ ngơi vào ban đêm. Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người, chính vì thế nên việc nhận biết sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời để cải thiện tình trạng là vô cùng thiết yếu với những người bị mắc phải.

I. Rối loạn giấc ngủ là gì?

Rối loạn giấc ngủ (tiếng Anh: Circadian rhythm sleep disorders) chính là tình trạng thời gian và giấc ngủ bị thay đổi thất thường. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như mệt mỏi, đau đầu, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc và có thể sẽ mắc đến những bệnh lý nguy hiểm hơn về sau.

II. Nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ, dưới đây là những nguyên nhân chính:

1. Dị ứng và các vấn đề về hô hấp

Dị ứng, sốt rét, cảm lạnh hoặc viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp sẽ khiến ta bị khó thở vào ban đêm. Việc không thể hít thở bằng mũi sẽ một nguyên nhân khiến bạn mất ngủ kéo dài.

2. Đi tiểu đêm

Mỗi lần đi tiểu đêm sẽ khiến bạn thức giấc và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm. Hơn thế nữa, các bệnh về đường tiết niệu và sự mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến tình trạng này nghiêm trọng hơn rất nhiều.

3. Những cơn đau mãn tính

Nếu bạn bị những cơn đau mãn tính làm phiền có thể sẽ khó đi vào giấc ngủ hơn. Thậm chí nó sẽ khiến bạn phải giật mình tỉnh giấc giữa đêm vì đau, khó chịu và không biết nên làm gì. Có những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơn đau mãn tính như sau:

  • Viêm khớp
  • Hội chứng mệt mỏi mãn tính
  • Đau cơ xơ hóa
  • Bệnh viêm ruột (IBD)
  • Nhức đầu dai dẳng
  • Đau lưng dưới mãn tính.

Không những thế, những cơn đau mãn tính còn có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn do căn bệnh này.

III. Dấu hiệu và những triệu chứng của rối loạn mất ngủ

Các triệu chứng gây ra hiện tượng sẽ khác nhau tùy theo từng loại, nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nhưng tóm lại căn bệnh này sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng rõ nét. Dưới đây là những loại rối loạn giấc ngủ và dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh này:

1. Các loại rối loạn giấc ngủ

1.1. Mất ngủ

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp. Theo đó, người bệnh thường có giấc ngủ kém về số lượng (thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc) và chất lượng (khó ngủ, tỉnh dậy nhiều lần, giấc ngủ không sâu, có nhiều ác mộng…).

1.2. Mất ngủ tạm thời

Chiếm đến khoảng 30-40% dân số mắc phải, đây là tình trạng rối loạn thường gặp nhất. Tuy nhiên nó xảy ra trong khoảng thời gian khá ngắn, chỉ vài đêm hoặc vài tuần.

1.3. Mất ngủ thứ phát

Đây có thể là biểu hiện của các bệnh tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm,… Ngoài ra, việc làm dụng thuốc và các chất kích thích cũng có thể làm mất ngủ.

  • Rối loạn trầm cảm: Mất ngủ vào sáng sớm (thường dậy vào lúc 3 – 4 giờ sáng) và sau đó không ngủ lại được.
  • Trạng thái ảo tưởng, lú lẫn hoặc do cơn hưng cảm dẫn đến mất ngủ: là rối loạn chu trình thức-ngủ, gây ra những sự kích động vào ban đêm.
  • Rối loạn lo âu: Khó đi vào giai đoạn ru giấc ngủ.
  • Mất ngủ mãn tính: Là tình trạng kéo dài trên 1 tháng và thường người bệnh chỉ ngủ được 3-4 tiếng/ ngày, có thể mất từ 30 phút đến 1 tiếng mới có thể ngủ được nhưng chất lượng giấc ngủ kém và hay bị tỉnh giấc giữa chừng.
  • Mất ngủ thứ phát thực thể: rất nhiều bệnh có thể đưa đến tình trạng mất ngủ như các bệnh lý xương khớp, các bệnh lý tiêu hóa (loét dạ dày, viêm dạ dày, loét dạ dày…), các bệnh đường tiết niệu (viêm tuyến tiền liệt, u tiền liệt tuyến, tiểu rắt, tiểu buốt), các bệnh nội tiết (tiểu đường, cường giáp), các bệnh lý tim mạch và hô hấp (viêm phế quản, hen suyễn), các bệnh lý thần kinh như: tai biến mạch máu não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, Alzheimer…
  • Việc lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, cafe, cocaine,…hoặc dùng các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm tác dụng kích thích, thuốc ngủ dùng trong thời gian dài, Corticoid,..cũng là lý do gây ra mất ngủ thứ phát.

1.4. Mất ngủ mãn tính tiên phát

Phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Mất ngủ tiên phát được đặc trưng bởi hai dấu hiệu là khó đi vào giấc ngủ và hay thức giấc.

2. Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều

2.1. Hội chứng ngưng thở trong khi ngủ

Là sự thay đổi nhịp thở bất thường trong khi ngủ khiến người bệnh ngừng thở trong 10 – 30 giây và có thể lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2.2. Ngủ nhiều do thuốc

Có những loại thuốc có thể khiến chúng ta ngủ nhiều, ngủ li bì nhưng không đạt được chất lượng giấc ngủ ví dụ như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm,..

2.3. Chứng ngủ rũ

Tình trạng này làm ta có cảm giác vô cùng buồn ngủ vào ban ngày, cảm thấy vô cùng mệt mỏi và ngủ thiếp đi mà không hay biết cũng không thể cưỡng lại được.

2.4. Hội chứng tay chân không yên

Còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom – một loại rối loạn chuyển động khi ngủ, hội chứng tay chân không yên gây ra cảm giác khó chịu, buồn chồn và thôi thúc người bệnh phải đứng lên di chuyển, vận động khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ sâu.

IV. Biện pháp điều trị rối loạn giấc ngủ

Bệnh rối loạn giấc ngủ thường sẽ được điều trị bằng những phương pháp về tâm lý để giảm stress hoặc vệ sinh giấc ngủ. Tuy nhiên khi tình trạng bệnh đã lâu và nặng thì sẽ cần phải được bác sĩ kê đơn để sử dụng thuốc chữa bệnh làm sao cho phù hợp.

1. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng cách thư giãn tâm lý

Với những người còn trẻ và có sức khỏe bình thường chỉ bị ở mức độ không nghiêm trọng thì nên áp dụng phương pháp này để điều trị. Với những người bị mất ngủ lâu năm vẫn có thể dùng cách này nhưng độ hiệu quả sẽ không được quá hài lòng.

Để có một giấc ngủ chất lượng, bạn nên tạo thói quen đi ngủ sớm trước 11 giờ đêm và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày. Hãy dành 30 phút để thư giãn tinh thần trước khi đi ngủ. Lúc này, bạn không nên suy nghĩ về bất kì điều gì làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như công việc, học tập,…

2. Vệ sinh giấc ngủ

Một số biện pháp để giúp bạn vệ sinh giấc ngủ làm cho giấc ngủ của bạn khỏe mạnh hơn như:

  • Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
  • Hạn chế những giấc ngủ vào ban ngày
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,…

3. Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng thuốc

Một số loại thuốc điều trị như: Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa rối loạn giấc ngủ,…

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, tất cả các thuốc điều trị căn bệnh này phải sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể tác dụng ngược cũng như gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

V. Cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ bằng SLEEPY đến từ Nhật Bản

Nếu bạn đang bị rối loạn giấc ngủ thì ngoài việc áp dụng các biện pháp nêu trên, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe SLEEPY Nhật Bản giúp hỗ trợ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ. Sản phẩm với chiết xuất từ lá Rafuma, Gamma-Aminobutyric acid, Glycine,…an toàn và hiệu quả, tốt cho những người mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Rối loạn giấc ngủ là căn bệnh gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và tinh thần của bạn. Chính vì thế nên những người bị bệnh cần phải sớm phát hiện và kịp thời tự chăm sóc cho giấc ngủ của bản thân. Nếu những cách tự điều trị không có tác dụng thì cần phải gặp bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời trước khi nó gây nguy hiểm đến bản thân.

Bài viết liên quan