[Giải Đáp] Người bị Tiểu Đường có uống được Mật Ong không?

Mật ong là thực phẩm “vàng” đến từ thiên nhiên, thơm ngon, bổ dưỡng nhưng hương vị lại khá ngọt. Do đó, nhiều người băn khoăn liệu tiểu đường có uống được mật ong không? Mật ong có phải là “kẻ thù” với căn bệnh “kén” ngọt này? Mối liên hệ giữa mật ong và đái tháo đường ra sao? Trong chia sẻ dưới đây, Kenkoshop.vn sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên và đưa ra một vài lời khuyên quý giá từ các chuyên gia dinh dưỡng.

1. Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?

Mật ong là món quà tinh túy từ thiên nhiên, đặc sánh, có vị ngọt ngào, thơm dịu nhẹ. Trong thành phần của mật ong có chứa lượng đường sucrose, nước, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Hàm lượng carbohydrate chiếm đến 80%, còn lại 20% là nước.

Bên cạnh đó, mật ong còn giàu vitamin C, sắt, Folate, kali, canxi,… cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là chất chống oxy hóa hiệu quả, đảm nhận vai trò ngăn ngừa và làm chậm lại quá trình tổn thương tế bào. Vậy liệu rằng người mắc bệnh tiểu đường có uống được mật ong không? Lượng đường từ mật ong có gây ra mối nguy hại gì nhiều đến sức khỏe người bệnh không?

Câu trả lời là bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng mật ong nhưng phải đúng liều lượng, đúng cách. Tuy mật ong chứa nhiều đường và carbohydrate nhưng đây đều là đường tự nhiên. Nó sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến đường huyết như đường cát hay các chế phẩm khác.

Hơn thế, một số nghiên cứu còn chứng minh rằng mật ong có tác dụng làm tăng lượng Insulin chuyển hóa Glucose thành năng lượng. Đồng thời, giúp kiểm soát lượng đường huyết không tăng quá cao và kéo dài. Đây cũng chính là giải pháp an toàn, hiệu quả mà người nhà bệnh nhân cần ghi nhớ.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: với người bệnh có thể trạng lớn, BMI > 23kg/m2 thì việc kiêng mật ong là điều hiển nhiên. Vì điều này sẽ giúp ổn định cân nặng, bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn đang thừa cân, không thể kiểm soát bệnh tiểu đường thì cũng không nên dùng.

2. Đánh giá độ an toàn khi ăn mật ong lúc tiểu đường

Mặc dù bác sĩ không có khuyến nghị người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không. Tuy nhiên, để đảm bảo độ an toàn của nguyên liệu này, bạn cũng cần có sự đánh giá khách quan như sau:

2.1. Mật ong chứa đường tự nhiên, không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết

Mật ong chứa nhiều đường nhưng là loại đường tự nhiên lấy từ mật hoa. So với đường cát chứa đến 50% Glucose, 50% Fructose thì mật ong chỉ chiếm 30% Glucose, trên 40% Fructose. Đó là lý do mà mật ong an toàn với người tiểu đường hơn so với các loại đường tinh luyện, chế phẩm từ đường.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng, các nhà khoa học chỉ ra rằng với mật ong, lượng đường trong máu sẽ đạt đỉnh điểm sau 1 giờ rồi sụt giảm. Điều này cũng chứng tỏ rằng mật ong ít ảnh hưởng đến đường huyết bệnh nhân tiểu đường.

2.2. Chỉ số đường huyết GI, Carbohydrate và calo của mật ong

Không ít người băn khoăn bệnh tiểu đường có uống được mật ong không khi nhìn vào những thông số này. Với khoảng 100g mật ong, sẽ có chứa khoảng 81.3g carbohydrate và 327 kcal. Quan trọng hơn nữa là lượng đường tự nhiên này lại không ảnh hưởng đến đường huyết.

Thêm nữa, chỉ số đường huyết GI của mật ong thấp hơn hẳn so với các loại đường tinh luyện khác. GI của mật ong chỉ là 58, còn đường ăn lại là 65, đường Glucose là 100. Cũng chính vì tính thân thiện này mà bạn hoàn toàn có thể thay thế các loại đường này bằng mật ong để duy trì sức khỏe ổn định hơn.

2.3. Tác dụng làm tăng lượng Insulin đã được chứng minh

Nhiều công trình nghiên cứu đều chứng minh, mật ong có khả năng tăng cường lượng Insulin. Khi dùng mật ong, mức C-Peptide tạo ra từ tuyến tụy tăng lên khiến cho quá trình sản xuất Insulin diễn ra thuận lợi. Đây chính là tác nhân quan trọng khiến đường huyết của người bệnh tiểu đường được cân bằng, ổn định.

2.4. Mật ong là giải pháp hỗ trợ khắc phục biến chứng tiểu đường hiệu quả

Tuy không thể phòng ngừa bệnh tiểu đường nhưng mật ong lại có khả năng hỗ trợ khắc phục một số biến chứng tiểu đường.

Cụ thể như, nếu bệnh nhân điều trị bằng Insulin quá liều thì rất dễ gây hạ đường huyết, khiến người bệnh rơi vào mất tri giác. Khi đó, mật ong sẽ là vị “cứu tinh” kịp thời cấp cứu bệnh nhân để làm tăng lượng đường trong máu lên. Từ đó, giảm thiểu tối đa nguy cơ hôn mê sâu hoặc tử vong ở người bệnh.

Tựu trung lại, việc tiểu đường có uống được mật ong không thì câu trả lời là Có thể. Tuy nhiên, người dùng vẫn nên cẩn trọng, hạn chế sử dụng hoặc dùng với liều lượng phù hợp để tránh tăng đường huyết. Đồng thời, cũng không vô tình làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.

3. Các lưu ý khi dùng mật ong cho người bị tiểu đường

Như đã nói ở trên, mật ong tuy là thực phẩm bổ dưỡng, mang đến khá nhiều lợi ích đến sức khỏe. Nhưng với người bị tiểu đường, bạn nên có sự điều chỉnh và sử dụng đúng cách. Có như vậy, mới phát huy được hết tác dụng của mật ong, cũng như phòng tránh được những rủi ro không đáng có. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà người bệnh cần nhớ khi dùng mật ong:

3.1. Đối tượng không nên dùng

  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ: Chị em cần cực kỳ cẩn trọng khi sử dụng mật ong vào giai đoạn này. Bởi lẽ nó có thể dẫn đến kích thích làm co tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Người bị rối loạn chức năng đường ruột: Tác dụng phụ của mật ong là gây táo bón, tiêu chảy, khiến đường ruột co thắt mạnh.
  • Người bị huyết áp thấp: Mật ong chứa hợp chất Acetylcholine nên dễ gây hạ huyết áp.
  • Người vừa mới phẫu thuật: Vì mật ong có nhiều chất bổ nên không phù hợp với thể trạng cơ thể người sau phẫu thuật hấp thu kém, yếu ớt và bị mất nhiều máu. Sử dụng mật ong sẽ khiến cho hệ tiêu hóa phải hoạt động quá mức, gây nghẽn khí, chướng gan,…

3.2. Liều lượng dùng

Vị ngọt thanh mát của mật ong khiến nhiều người không thể kiềm chế được nỗi thèm. Mặc dù không gây hại như đường tinh luyện nhưng người bệnh tiểu đường vẫn nên nhớ chỉ được tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

Không có bất cứ nguyên tắc dinh dưỡng cụ thể nào hoặc lượng mật ong có thể sử dụng nào là đúng, là phù hợp. Bởi lẽ thể trạng, bệnh lý, mục tiêu điều trị cũng như sở thích ăn uống mỗi người khác nhau.

Tuy nhiên, đây là liều lượng mà bạn có thể tham khảo để có sự điều chỉnh phù hợp. Với người bệnh có chỉ số đường huyết tăng vừa, chỉ nên dùng 100 – 150g carbs/ ngày. Khi đường huyết tăng mạnh, nên bổ sung 20 – 50 carbs/ ngày.

Trong khi đó, trong 100g mật ong có chứa 82.12g carbs và 1 thìa mật ong nhỏ đã có 17g carbs. Điều này có nghĩa là nếu dùng lượng mật ong lớn mỗi ngày sẽ khiến lượng carbs vượt qua mức tiêu chuẩn. Do đó, người dùng chỉ nên dùng khoảng 1 thìa nhỏ mật ong tương đương với khoảng 5ml/ ngày.

Cùng với đó, các bạn cũng cần ghi nhớ hàm lượng carbs tổng thể trong thực đơn bữa ăn hàng ngày để có sự cân đối phù hợp. Như vậy, mới có thể thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

3.3. Thời điểm, tần suất dùng

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm lý tưởng và tần suất sử dụng mật ong phù hợp như sau:

  • Sáng sớm: Nên pha mật ong cùng nước ấm uống ngay khi vừa thức dậy để thải độc cơ thể, tốt cho dạ dày và hệ tiết niệu.
  • Buổi chiều: nạp năng lượng cho cơ thể sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nên pha loãng mật ong cùng với nước ấm.
  • Buổi tối: Uống mật ong trước khi ngủ sẽ giúp tâm trạng thư giãn, thoải mái hơn, tạo giấc ngủ ngon, sâu giấc.
  • Trước bữa ăn 30 phút: Thích hợp cho người muốn giảm cân, hỗ trợ điều tiết dạ dày
  • Sau bữa ăn: Thích hợp với người muốn tăng cân, thúc đẩy tiêu hóa, tăng hấp thụ thức ăn.

3.4. Loại mật ong sử dụng

Thị trường hỗn loạn với ma trận mật ong giả – mật ong thật. Nếu không phải dân nhà nghề, bạn khó có thể phân biệt được đâu là hàng chất lượng. Mật ong giả thường sẽ được pha chế từ đường tinh luyện nên đặc biệt không tốt cho người tiểu đường.

Vì vậy, bạn cần phải có sự lựa chọn thông minh, tìm kiếm địa chỉ mua mật ong nguyên chất, mật ong hữu cơ hoặc mật ong thô hoàn toàn tự nhiên.

3.5. Chế độ ăn uống đi kèm

Tiểu đường chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên việc tuân thủ chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp người bệnh được cung cấp đủ dinh dưỡng, ổn định đường huyết. Đồng thời, phòng tránh được sự xuất hiện của những biến chứng nguy hiểm từ tiểu đường.

  • Ăn uống vừa đủ, không để quá no hay quá đói, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng cho hoạt động thường ngày.
  • Ăn đủ 3 bữa 1 ngày, ăn đúng giờ, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn để tránh bị hạ đường huyết.
  • Bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh dành cho người tiểu đường
  • Uống đủ 40ml nước/ 1kg cân nặng cơ thể mỗi ngày
  • Không nên quá kiêng khem quá nhiều loại thực phẩm hoặc chỉ tập trung ăn một loại thực phẩm trong một thời gian dài
  • Xây dựng thực đơn bữa ăn đủ các nhóm chất: tinh bột, chất xơ, chất đạm, chất béo theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế các nhóm thực phẩm người tiểu đường không nên ăn như thực phẩm nhiều đường, chứa lượng glucid trên 20%, đồ ăn nhanh, đồ ngọt, trái cây khô, bia rượu, chất kích thích,…

Để góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng bênh tiểu đường, bạn có thể sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Insuna Nhật Bản. Sản phẩm với những thành phần dược liệu thiên nhiên lành tính, công nghệ sản xuất tiêu chuẩn giúp hỗ trợ chuyển hóa đường, cải thiện chỉ số đường huyết. Trong đó có sử dụng chiết xuất từ các thành phần như cây chóp mao lưới, lá neem Ấn Độ, cây thùa, củ cúc vu…nên rất an toàn khi sử dụng mà không gây tác dụng phụ.

Qua bài viết trên đây, hi vọng Kenkoshop đã giúp người bệnh và bạn đọc có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mặc dù lời giải cho việc bị tiểu đường có uống được mật ong không là Có nhưng cũng cần phải có cẩn trọng khi sử dụng nhé!

XEM NGAY: 6 loại viên uống tiểu đường của Nhật Bản bạn nên tham khảo

Bài viết liên quan