Tổng quan về bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường là tình trạng glucose trong máu vượt quá một tỷ lệ nhất định liên quan đến hoạt động của insulin, một hormone do tuyến tụy tiết ra nhằm chuyển hóa và điều tiết lượng glucose trong máu. Dựa theo nguyên nhân, bệnh tiểu đường được chia ra thành tiểu đường tuýp I, tiểu đường tuýp II và tiểu đường thai kỳ. Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp II (khoảng 90%), số còn lại là tiểu đường tuýp I và tiểu đường thai kỳ (khoảng 10%). Tiểu đường thai kỳ có đối tượng mắc bệnh đặc thù hơn so với hai loại bệnh còn lại, do đó có những cách thức phòng tránh và điều trị khác biệt.
dat-hang-fujina

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai, đặc trưng bởi lượng đường huyết tăng nhanh chóng. Người bệnh mắc tiểu đường thai kỳ chỉ bắt đầu phát bệnh trong thời gian mang thai và trước đó chưa từng bị tiểu đường. Do đó, tiểu đường thai kỳ được phân biệt với tình trạng mang thai khi đã bị tiểu đường.

Kết quả hình ảnh cho tiểu đường thai kỳ

Lượng đường huyết gia tăng nhanh chóng khi bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ được xác định là những thay đổi trong cơ thể người mẹ khi mang thai. Cụ thể, trong khi mang thai, cùng với chế độ ăn được tăng cường, lượng glucose trong máu cũng sẽ tăng cao. Nhưng không phải bao giờ tế bào beta trong tuyến tụy cũng tiết ra đủ lượng insulin cần thiết cho việc chuyển hóa.
Ngoài ra, nhau thai, một bộ phận kết nối giữa mẹ và bé, sẽ tiết ra một loại hormone làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của insulin. Tình trạng này cũng xuất hiện trong tiểu đường tuýp II, gọi là kháng insulin. Các bộ phận khác như mô mỡ, mô cơ, gan không thực hiện các đáp ứng kịp thời để kết hợp với insulin trong quá trình chuyển hóa và điều tiết của hormone này. Dẫn đến việc, các chức năng của insulin được thực hiện không hiệu quả.

Triệu chứng và biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ thường khó để nhận biết được ở cơ thể người phụ nữ khi mang thai và thường bị nhầm thành những biểu hiện của việc mang thai. Các triệu chứng có thể không giống nhau ở mỗi người tùy thuộc vào tình trạng mang thai và mắc bệnh của người đó. Do đó, kiểm tra định kỳ trong thời gian mang thai là một việc quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ nào khi mang thai, nhưng tỷ lệ lớn hơn ở người béo phì, người có tiền sử gia đình bị tiểu đường, người trước đây từng bị tiểu đường thai kỳ, đã từng sinh non, bị sảy thai, con dị dạng, con quá to hoặc mang thai từ 35 tuổi trở lên và người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh cao kể trên, xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ nên được thực hiện ngay trong lần khám đầu tiên. Những người có nguy cơ thấp hơn có thể thực hiện xét nghiệm này vào giai đoạn giữa thai kỳ (từ 24 đến 28 tuần mang thai).
Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tiểu đường thai kỳ làm tăng khả năng sinh non, sảy thai, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiền sản giật, trầm cảm và phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp II cho phụ nữ mang thai. Thai nhi phát triển to quá mức, lượng đường trong máu tăng cao do được truyền từ mẹ sang con, dễ mắc bệnh tiểu đường sau này.

THAM KHẢO THÊM: 6 loại thuốc tiểu đường tốt nhất của Nhật Bản

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Sau khi sinh, nhau thai được cắt bỏ đồng nghĩa với việc không còn hormone gây nên hiện tượng kháng insulin, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu như không được điều trị kịp thời trong thời gian mang thai, khả năng người mẹ và đứa trẻ cùng phát triển bệnh tiểu đường tuýp II sau này là rất cao.
Thông thường, việc điều trị bằng thuốc không được khuyến khích cho phụ nữ mang thai do tình trạng đặc biệt nhạy cảm của cơ thể người bệnh lúc này. Tiểu đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng cách điều tiết lượng glucose trong máu của phụ nữ mang thai thông qua chế độ ăn uống và chế độ vận động.
Chế độ ăn uống nên theo từng giai đoạn của thai kỳ. Các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để biết được lượng glucose phù hợp cho từng giai đoạn và khẩu phần ăn hợp lý. Tập thể dục thường xuyên và kiểm tra lượng đường huyết trong máu 4 ngày một lần cũng được khuyến khích ở những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tốt nhất, hãy đi khám và tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để nhận được phác đồ điều trị phù hợp nhất với từng người bệnh. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm soát ăn uống và vận động không thể hiện hiệu quả, tiêm insulin sẽ là biện pháp tiếp theo được xem xét đến.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thêm các dòng thực phẩm chức năng của Nhật giúp hạ đường huyết như Insuna để đạt hiệu quả tốt hơn.

tổng quan về bệnh tiểu đường thai kỳ 5

Thăm khám tại bệnh viện uy tín để nhận được phác đồ điều trị phù hợp nhất

Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, không thể chữa trị và sẽ theo người bệnh cả đời, dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau và có thể gây nên tử vong. Do đó, mọi người, đặc biệt là các bà mẹ khi mang thai cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng tránh hoặc có thể kịp thời chữa trị. Hy vọng rằng thông tin chúng tôi cung cấp có thể khiến các bạn sẵn sàng và an tâm hơn khi phòng ngừa cũng như chữa trị căn bệnh nói trên.