Glucose trong máu bao nhiêu được coi là tiểu đường

Glucose là thành phần dinh dưỡng có trong nhiều loại thực phẩm tiêu thụ hằng ngày và là chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Glucose sẽ được chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Tuy nhiên, dư thừa glocose có thể dẫn đến bệnh lý gọi là tiểu đường. Vậy thì glucose máu bao nhiêu là cao? Khi nào cần phải cảnh giác với chỉ số đường huyết? Hãy cùng đón đọc trong bài viết dưới đây.
dat-hang-fujina

Glucose trong máu bao nhiêu được coi là tiểu đường

Chỉ số Glucose bao nhiêu là cao?

1. Glucose là gì và vai trò của Glucose

Glucose là một trong những chất đường quan trọng. Con người có thể hấp thụ glucose từ các nguồn như tinh bột (mì, gạo, bánh mì,…), nhiều loại rau củ quả, sữa và các chế phẩm từ sữa,… Trong quá trình tiêu hóa, cơ thể chúng ta sẽ phân hủy những carbohydrate phức tạp thành các loại đường đơn (chỉ gồm một phân tử đường), trong đó có glucose.  Sau đó, glucose sẽ được hấp thụ vào máy và di chuyển đến các tế bào.

Tại đây, glucose đóng vai trò giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào. Đồng thời, một lượng glucose khi vào cơ thể sẽ được gan hấp thụ và tích trữ dưới dạn glycogen. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ nguồn năng lượng kịp thời (như nhịn đói lâu), glycogen sẽ được chuyển lại thành glucose để phục vụ cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.

2. Chỉ số Glucose bao nhiêu là cao?

Khi tiêu hóa thức ăn, lượng đường trong cơ thể tăng lên, tuyến tụy tiết ra hormone insulin vận chuyển glucose vào tế bào. Khi đó, lượng đường lại giảm xuống về mức ổn định. Lượng đường trong máu liên tục thay đổi theo hoạt động ăn uống, sinh hoạt của cơ thể.

Glucose trong máu bao nhiêu được coi là tiểu đường

Vì vậy, để đánh giá các chỉ số glucose máu, người ta sẽ đo đường huyết ở nhiều thời điểm trong ngày, bao gồm:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói (thường đo vào sáng sớm): bình thường sẽ rơi vào khoảng dưới 5.5 mmol/L (100 mg/dl)
  • Chỉ số đường huyết khi no: được đo 2 tiếng sau khi ăn (hoặc dung nạp glucose qua đường uống): dưới 7.8 mmol/L (140 mg/dl)
  • Chỉ số đường huyết bất kỳ: dưới 11.1 mmol/L (200 mg/dl)

Trên đây là các chỉ số đường trong máu của người khỏe mạnh bình thường. Vậy glucose máu bao nhiêu là cao? Khi các chỉ số trên tăng lên một mức độ vừa phải, bạn có thể đang ở giai đoạn tiền tiểu đường.

  • Chỉ số đường huyết lúc đói: Từ 5.5 đến 6.9 mmol/l (100 – 125 mg/dl)
  • Chỉ số đường huyết sau ăn: Từ 7.8 đến 11.1 mmol/l (140 – 199 mg/dl)
  • Chỉ số đường huyết bất kỳ: Từ 7.8 đến 11.1 mmol/L (140-200 mg/dl)

2. Glucose trong máu bao nhiêu được coi là tiểu đường

2.1. Nồng độ glucose của người tiểu đường

  • Trước khi ăn: Từ 7.0 mmol/L (126 mg/dl) trở lên
  • Sau khi ăn 2 tiếng: Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dl) trở lên
  • Thời điểm bất kỳ: Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dl) trở lên

2.2. Tại sao Glucose trong máu tăng bao đến mức bệnh tiểu đường

Như đã đề cập ở trên, glucose muốn di chuyển vào tế bào cần có sự xuất hiện của hormone insulin sản sinh từ tuyến tụy. Nếu cơ thể thiếu hụt insulin, glucose sẽ bị giữ lại trong máu làm cho nồng độ glucose máu tăng cao dẫn đến tiểu đường. Sự thiếu hụt insulin bắt đầu từ việc tuyến tụy bị tổn thương do các nguyên nhân như:

  • Hệ miễn dịch rối loạn, các tế bào miễn dịch quay trở lại tấn công tụy
  • Các bệnh ảnh hưởng đến tụy như xơ nang, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, và chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng

Bên cạnh đó, nếu như tuyến tụy vẫn tiết ra lượng insulin như bình thường những lại không thể đáp ứng nhu cầu chuyển hóa glucose của cơ thể thì cũng sẽ dẫn đến tiểu đường. Đây còn được gọi là hiện tượng kháng insulin thường gặp ở những người thừa cân, béo phì, các bệnh gan, thận,…

> Tham khảo: Các tuýp bệnh tiểu đường

3. Nên giữ chỉ số glucose ở ngưỡng bao nhiêu là ổn định?

Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính và khó có thể chữa khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân đã chính thức mắc tiểu đường, nên giữ chỉ số đường huyết ở mức độ an toàn, cụ thể:

  • Trước bữa ăn ( lúc đói ) : 80 – 130 mg/dl ( 4,4 – 7,2 mmol/l )
  • Sau bữa ăn 1 – 2 giờ : nhỏ hơn 180 mg/dl ( 10 mmol/l )
  • Trước lúc đi ngủ : 110 – 150 mg/dl ( 6,0 – 8,3 mmol/l )

Kiểm soát đường huyết có thể giúp các bệnh nhân phòng tránh những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

4. Cách kiểm soát chỉ số Glucose

4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Với nhóm thức ăn chứa tinh bột, bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn các loại chứa quá nhiều tinh bột như khoai, sắn, ăn ít cơm. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng gạo lứt, các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ, được chế biến bằng cách luộc, hấp,…

Chất đạm: Ăn cá, thịt nạc, thị trắng chế biến không dùng dầu mỡ, bỏ da, lọc mỡ nếu có

Chất béo, đường: Cũng nên hạn chế, đặc biệt không nên ăn các loại đồ ăn sẵn, đồ ăn nhanh, chiên rán ngoài hàng bởi chứa nhiều chất béo chuyển hóa – đặc biệt có hại. Người bệnh có thể dùng các loại chất béo có lợi như dầu olive, dầu cá, mỡ cá, lạc, vừng,…

Rau củ quả: Tăng cường ăn các loại thực phẩm này bởi chúng chứa nhiều chất xơ, các vitamin, chất khoáng, rất có lợi cho việc loại bỏ mỡ máu. Chế biến đơn giản bằng cách luộc, hấp, hoặc ăn sống, salad. Nên hạn chế một số loại hoa quả chín chứa nhiều glucose như hồng, xoài, nho, sầu riêng,…

4.2. Kiểm tra chỉ số glucose định kỳ

Glucose trong máu bao nhiêu được coi là tiểu đường

Thực ra, việc thường xuyên kiểm tra các chỉ số sức khỏe rất quan trọng, bao gồm cả kiểm tra glucose glucose máu định kỳ. Tiểu đường có thể biểu hiện ra thành các triệu chứng như giảm thị lực, sụt cân bất thường, dễ bị nhiễm nấm,…, tuy nhiên, khi đó bệnh đã khá nặng. Việc kiểm tra chỉ số glocose thường xuyên có thể giúp kịp thời chẩn đoán bệnh. Đặc biệt với những người ở giai đoạn tiền tiểu đường, việc này rất quan trọng và có thể giúp họ phòng tránh mắc bệnh bằng cách thay đổi lối sinh hoạt.

4.3. Sử dụng sản phẩm, thuốc bổ sung insulin

Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu insulin, vậy thì cách giữ nồng độ glucose máu ổn định chính là bổ sung chất này cho cơ thể. Do mức insulin tự nhiên của cơ thể không thể đáp ứng, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc hoặc khuyên dùng các sản phẩm có chức năng cung cấp insulin bên ngoài cho cơ thể.

Tuy nhiên, insulin cũng có những tác dụng phụ không mong muốn. Người sử dụng có thể bị hạ đường huyết độ ngột, thậm chí hôn mê. Hoặc nhẹ hơn thì xuất hiện phản ứng dị ứng, hoặc tăng cân do thúc đẩy quá trình chuyển hóa. Vì vậy, người bệnh cần lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng các dược, sản phẩm này.

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin glucose trong máu bao nhiêu là cao. Cùng với đó là một số thông tin về tiểu đường. Hy vọng chúng tôi đã giúp ích cho việc phòng và trị tiểu đường của quý độc giả. Chúc các bạn sức khỏe, bình an !