Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao?

Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,… Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có phương án điều trị kịp thời là việc cần thiết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao nhé.

>Xem thêm: 10 cách chữa tiểu đường hiệu quả tại nhà

dat-hang-fujina

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết (được viết tắt là GI – Glycemic Index) là chỉ số cho biết nồng độ đường Glucose trong máu theo đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Trong cơ thể người, đường liên tục được hấp thu và chuyển hóa thành năng lượng, vì vậy, chỉ số đường huyết cũng luôn thay đổi. Dựa vào thói quen sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của con người, chỉ số đường huyết được đo ở các thời điểm: lúc mới ngủ dậy (khi cơ thể không hấp thụ đường trong khoảng từ 6-8 tiếng); sau khi ăn 1 hoặc 2 tiếng; khi chuẩn bị đi ngủ và đường huyết đo theo chỉ số HbA1c (đại diện cho khả năng gắn kết của Hemoglobin trong hồng cầu và Glucose)

Dưới sự hướng dẫn, cho phép của bác sĩ, người dân có thể tự kiểm tra đường huyết của mình tại nhà bằng máy thử đường huyết. Nên ghi chép cẩn thận thời gian, chỉ số đo và các thông tin liên quan, đặc biệt nên đo vào các thời điểm tương đồng giữa các ngày để bác sĩ có cơ sở so sánh sự ổn định đường huyết của bạn.

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao?

Ở bài viết trước, chúng ta đã được biết thế nào là bệnh tiểu đường, phân loại các tuýp tiểu đường, biểu hiện và biến chứng của căn bệnh này đối với sức khỏe con người. Vậy, đâu là dấu hiệu chắc chắn để kết luận một người có mắc bệnh tiểu đường hay không? Câu trả lời nằm ở các chỉ số đường huyết, một cơ thể khỏe mạnh có chỉ số đường huyết như thế nào, chỉ số bao nhiêu cho thấy người đó đã mắc bệnh tiểu đường,…

Chỉ số đường huyết như thế nào là bình thường?

Với người có sức khỏe ổn định, đường huyết sẽ ở các mức sau:

  • Đường huyết khi vừa ngủ dậy:         70-92 mg/dL (khoảng 3.9-5.0 mmol/L)
  • Đường huyết sau ăn:                        dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L)
  • Đường huyết khi chuẩn bị đi ngủ:     10-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l)
  • HbA1c:                                              dưới 48 mmol/mol (6,5%)

Hoặc bạn có thể tham khảo chi tiết tại bảng dưới đây:

Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là cao?
Chỉ số tiểu đường

Người tiểu đường có chỉ số đường huyết như thế nào?

Người ta thường đo đường huyết khi đói để chẩn đoán tiểu đường. Nếu sau 7-8 tiếng không hấp thụ đường mà đường huyết của cơ thể vẫn cao từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên thì khả năng cao người đó đã mắc chứng tiểu đường. Nên test tiểu đường trên 1 lần bởi các thông số này có thể bị sai lệch. Trong trường hợp đo lại lần 2 mà chỉ số đường huyết dưới 110 mg/dL (tương đương 6.1mmol/L) thì nên hỏi ý kiến tư vấn từ chuyên gia, bác sĩ.

Đối tượng bị tiểu đường và điều trị theo thuốc thì giá trị an toàn của chỉ số đường huyết là:

  • Đường huyết ngẫu nhiên nhỏ hơn 180 mg/dL ( 10 mmol/l)
  • Đường huyết lúc đói từ 80-130 mg/dL ( nhỏ hơn 7 mmol/dL)
  • Chỉ số đường huyết sau bữa ăn bé hơn 180 mg/dL (10 mmol/dL)
  • giá trị HbA1C < 7%

Nếu mức đường huyết khi đói rơi vào khoảng từ 110-126 mg/dL thì có thể người đó đã gặp rối loạn đường huyết khi đói, hay còn được biết đến với tên gọi Tiền tiểu đường. Gần một nửa số người Tiền tiểu đường có thể dẫn đến Tiểu đường về sau nếu không phát hiện và điều chỉnh kịp thời.

Kết nối với chúng tôi tại:

Địa chỉ: Số 91 Linh Lang, P. Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội

Fanpage: Fujina – Thực phẩm chức năng Nhật Bản

Twitter: Fujina – Thực phẩm chức năng Nhật Bản

Pinterest: Fujina