CHOLESTEROL TRONG MÁU CAO NÊN ĂN GÌ? 

Cholesterol trong máu cao thường được nhắc đến như thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý phức tạp và nguy hiểm như máu nhiễm mỡ, huyết áp cao, xơ vữa động mạch,… Và nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thói quen ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều cholesterol của các bệnh nhân. Vậy cholesterol máu cao nên ăn gì? Hay cần tránh ăn những thức ăn nào để giảm thiểu lượng cholesterol trong máu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 
dat-hang-fujina

Cholesterol là gì? 

Cholesterol là một thành phần quan trọng của lipid máu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, sản xuất một số loại hormone cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường, khỏe mạnh. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất từ các cơ quan trong cơ thể (đặc biệt là gan), 25% còn lại là hấp thụ từ thức ăn bên ngoài. Hàm lượng Cholesterol quá cao sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hại cho con người. 

 Cholesterol được chia thành nhiều loại, nhưng để hiểu rõ người mắc bệnh về cholesterol máu cao nên và không nên ăn gì, bạn cần biết hai loại cholesterol sau:

  • LDL-Cholesterol (chất béo xấu): nếu hàm lượng trong máu cao sẽ dẫn đến hiện tượng tích mỡ ở thành mạch máu, gây xơ vữa động mạch (liên quan đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, đột quỵ,…)  
  • HDL-Cholesterol (chất béo tốt): chiếm từ 25-30% hàm lượng cholesterol trong máu. Loại cholesterol này được gọi là cholesterol tốt vì nó có chức năng vận chuyển cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, giảm thiểu các nguy cơ mắc những bệnh nguy hiểm kể trên

Cholesterol máu cao nên ăn gì?

Chế độ ăn làm tăng LDL-Cholesterol và giảm HDL-Cholesterol có hại cho sức khỏe con người. 

Bạn có thể tham khảo 1 số dòng thực phẩm chức năng đến từ Nhật Bản, giúp hỗ trợ hạ mỡ máu vô cùng hiệu quả, điển hình là viên uống Fujina Sarafine.

Cholesterol trong máu cao nên ăn gì? 

Người bị cholesterol trong máu cao nên ăn các loại thức ăn có công dụng làm giảm bớt lượng LDL-Cholesterol 

1. Bột yến mạch

Ăn bột yến mạch vào bữa sáng cung cấp cho bạn nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt, bột yến mạch làm giảm khả năng hấp thụ cholesterol vào cơ thể. Chất xơ hòa tan trong bột có chức năng giảm LDL trong máu, đồng thời, tạo cảm giác no lâu, tránh ăn nhiều, kém điều độ. 

Nên ăn một chén bột yến mạch mỗi buổi sáng hoặc kết hợp với sinh tố và các loại bánh

2. Hạnh nhân, óc chó 

Các loại hạt cây như hạnh nhân có tác dụng làm tăng nồng độ HDL và giảm LDL-Cholesterol trong máu từ 3-19%. Việc tiêu thụ các loại hạt hằng ngày có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tim mạch và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

Cholesterol máu cao nên ăn gì?

3. Cam

Vitamin C, Folate, các hợp chất flavonoid như hesperidin và đặc biệt là phytosterol có trong cam có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, đưa hàm lượng cholesterol về mức cân bằng. Bạn có thể ăn hoặc uống cam đều mang lại tác dụng tốt cho cơ thể, nên ăn để hấp thu lượng chất xơ dồi dào trong loại quả này.

4. Cá hồi

Trong cá hồi chứa nhiều chất điều chỉnh cholesterol trong máu như EPA và DHA (các axit béo omega 3). Nên ăn cá hồi từ 1-2 lần mỗi tuần, cách chế biến tốt nhất là cá hồi nướng. Ngoài ra, bệnh nhân cholesterol có thể tham khảo sử dụng dầu cá hồi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ăn cá hồi tốt cho người bị cholesterol trong máu cao

5. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành chứa protein thực vật đủ cho nhu cầu của cơ thể, hàm lượng chất béo không bão hòa đa, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy không có tác dụng chính là làm giảm cholesterol máu như các loại thực phẩm trên, các loại đồ ăn từ đậu nành có thể thay thế cho các nguồn đạm động vật chứa nhiều cholesterol như thịt đỏ (lợn, bò, ngựa,…), trứng. Các món ăn từ đậu nành như đậu, sữa đậu nành, bột đậu nành đều là những món ăn bổ dưỡng và có thể sử dụng thường xuyên.

6. Trà xanh

Nghiên cứu về công dụng của trà xanh đã chỉ ra, loại thức uống thanh nhã này có tác dụng làm giảm đáng kể hàm lượng cholesterol toàn phần và LDL-Cholesterol trong máu của người trưởng thành khi đói, ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol ở mạch vành, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Từ 3-4 tách trà xanh mỗi ngày là liều lượng thích hợp để cải thiện sức khỏe của người bị cholesterol máu cao

Trà xanh có lợi cho sức khỏe của người bị cholesterol trong máu cao

7. Dầu olive

Thay thế các loại dầu ăn, mỡ động vật trong bữa ăn hằng ngày bằng dầu olive (chứa nhiều chất béo không bão hòa và vitamin E) giúp làm giảm LDL trong máu, chống oxy hóa và ngăn chặn các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, không nên lạm dụng dầu olive vì loại dầu này chứa khá nhiều calo.

8. Bơ

Bơ là loại quả mang lại rất nhiều công dụng cho sức khỏe, làm đẹp. Loại quả này chứa nhiều proteing, chất xơ, vitamin B-complex, vitamin K và nhiều khoáng chất có lợi. Đặc biệt, người ta có thể ăn bơ mà không sợ béo phì hay cholesterol tăng cao, ngược lại, làm giảm LDL và tăng HDL cũng như hỗ trợ đắc lực cho các thực đơn của người ăn kiêng. Mỗi ngày ăn một trái bơ sẽ giúp bạn có làn da đẹp, cơ thể tươi tắn và cân bằng cholesterol hiệu quả. Cách chế biến bơ cũng rất đa dạng, từ sinh tố, salad hay bơ trộn sữa đều là những sự lựa chọn thơm ngon khó cưỡng.

Người bị cholesterol máu cao nên ăn một quả bơ mỗi ngày

9. So-co-la đen

Ngược lại với nhận thức ăn nhiều so-co-la có thể gây béo phì, so-co-la đen có tác dụng làm giảm đáng các chất béo xấu và tăng chất béo tốt cho cơ thể. Nồng độ chất chống oxy hóa và hợp chất flavonoid cao có trong sô-cô-la đen ngăn ngừa các tiểu huyết cầu dính lại với nhau và giữ cho động mạch không bị tắc nghẽn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

10. Tỏi

Từ xa xưa, tỏi đã được coi là một vị thuốc thần kỳ, khi mà nó có thể phòng tránh và chữa “bách bệnh”. Tỏi có chứa nhiều hợp chất thực vật khác nhau, trong đó có allicin, chất làm nên dược tính của tỏi. Đối với những người trong máu chứa hàm lượng cholesterol cao, tỏi có công dụng làm giảm cholesterol toàn phần, đặc biệt là LDL (cholesterol xấu) và cải thiện tình trạng huyết áp cao.

11. Các loại rau sẫm màu

Các loại rau sẫm màu (như rau cải xoăn, rau bina) đặc biệt có lợi cho sức khỏe con người. Chúng kích thích bài tiết cholesterol, và lutein trong rau xanh sẫm làm giảm mức cholesterol LDL bị oxy hóa trong cơ thể và giúp ngăn ngừa cholesterol liên kết với thành động mạch.

Bài viết trên chúng ta đã đi tìm hiểu được Cholesterol máu cao nên ăn gì. Hãy duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để có thể đẩy lùi sớm được bệnh bạn nhé.

Kết nối với chúng tôi:

Địa chỉ: Số 91 Linh Lang, P. Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội

Ghé trang chủ của Fujina: Thực phẩm chức năng nhật bản Fujina.vn