Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?

Hiểu rõ về các chỉ số đường huyết chính là chìa khóa để tự cải thiện bệnh tiểu đường. Trong bài viết trước, chúng tôi đã chỉ cho bạn đọc thấy cách kiểm tra đường huyết tại nhà. Chỉ với hơn 10 phút chuẩn bị và thực hiện, người sử dụng có thể nhận được kết quả đường huyết của mình. Đọc kết quả đó như thế nào? Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao? Hãy cùng thông qua bài viết này để hiểu rõ hơn về các chỉ số tiểu đường nhé. 
dat-hang-fujina

1. Đường trong máu bao nhiêu là cao?

1.1. Đường huyết của người bình thường?

Thông thường, giá trị đường huyết được đo chủ yếu trước khi ăn (đói) và sau khi ăn để chẩn đoán tiểu đường.

Trong máu một người khỏe mạnh, lượng đường ở hai thời điểm trên lần lượt sẽ là từ 4-5.4 mmol/L khi đói và dưới 7.8 mmol/L sau ăn từ 1- 2 tiếng.

1.2. Đường huyết bao nhiêu là cao? 

Với người mắc bệnh tiểu đường, chỉ số đường huyết sẽ như sau:

  • Trước khi ăn: từ 4 đến 7 mmol/L ở người tiểu đường tuýp 1, tuýp 2
  • Sau khi ăn: dưới 9 mmol/L ở người tiểu đường tuýp 1 và dưới 8.5 mmol/L ở người tiểu đường tuýp 2.

2. Chẩn đoán tiểu đường

2.1. Các chỉ số tiểu đường

Vừa rồi là thông số cơ bản giúp chúng ta có thể biết liệu mình có đang bị tiểu đường hay không. Tuy nhiên, trong y học, khi xét chỉ số đường huyết của một người, tình trạng đường huyết sẽ được phân loại như bảng dưới đây:

Bình thường Tiền tiểu đường  Tiểu đường 
Thời điểm bất kỳ Dưới 7.8 mmol/L (140 mg/dl) Từ 7.8 đến 11.1 mmol/L

(140-200 mg/dl)

Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dl) trở lên
Trước khi ăn   Dưới 5.5 mmol/L (100 mg/dl) Từ 5.5 đến 6.9 mmol/l
(100 – 125 mg/dl)
Từ 7.0 mmol/L (126 mg/dl) trở lên
Sau khi ăn  Dưới 7.8 mmol/L (140 mg/dl) Từ 7.8 đến 11.1 mmol/l
(140 – 199 mg/dl)
Từ 11.1 mmol/L (200 mg/dl) trở lên

> Xem thêm: Những biến chứng và dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường 

2.2. Một số thời điểm xét nghiệm tiểu đường

2.2.1. Kiểm tra đường huyết ngẫu nhiên:

Loại xét nghiệm này được sử dụng trong chẩn đoán tiểu đường loại 1. Người đến khám có thể được lấy đường huyết bất kỳ lúc nào, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian so với các bữa ăn. Nếu đường trong máu của bệnh nhân cao hơn 11 mmol/L (200 mg/dl) thì người đó mắc tiểu đường. Tuy nhiên, nếu chỉ số nhỏ hơn 7.8 mmol/L thì cần phải thực hiện thêm những xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác. Do đó, phương pháp này hiện này không còn phổ biến nữa.

2.2.2. Kiểm tra đường máu khi đói

Lượng đường trong máu bao nhiêu là cao?

Đường huyết lúc đói được coi là chỉ số tốt nhất để chẩn đoán tiểu đường. Từ sau khi ăn tối cho đến sáng hôm sau, người khám bệnh phải giữ cho cơ thể không nạp thêm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là đường. Nếu như xét nghiệm thấy đường máu lúc đói (sau ăn 8h lớn hơn bằng 7,0 mmol/l (126 mg/dl) ở 2 lần xét nghiệm gần nhau thì được coi là đái tháo đường.

2.2.3. Kiểm tra đường huyết sau ăn 2 giờ

Chính là xét nghiệm máu sau khi bệnh nhân đã ăn 2 giờ. Lượng đường tiêu chuẩn nên tiêu hóa trong bữa ăn trước xét nghiệm là 100 gam carbondydrate. Kết quả cho ra lớn hơn 11.1 mmol/L thì chẩn đoán là đái tháo đường. Tuy nhiên, thời điểm này cũng khó cho ra chẩn đoán chính xác bởi kiểm soát thành phần, thời gian bữa ăn, khả năng hấp thụ ở mỗi người là rất khó.

2.2.4. Xác định tiểu đường bằng xét nghiệm HbA1c

Khi mắc đái tháo đường, hemoglobin trong máu sẽ gắn theo nhiều glucozo (đường) hơn. HbA1c là xét nghiệm cho thấy nồng độ glucozo trong máu. Xét nghiệm này không trực tiếp cho thấy lượng đường trong máu, đổi lại, nó giúp bác sĩ kết luận được xu hướng tăng, giảm đường huyết của bạn trong thời gian 2-3 tháng.

Hiểu các chỉ số đường trong máu bao nhiêu là cao và kiểm soát được tình trạng đường huyết của mình là rất cần thiết đối với các bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh. Biết rõ về tình hình đường trong máu của mình sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường giảm nguy cơ đối mặt với những căn bệnh phức tạp liên quan đến tiểu đường như bệnh thận, tổn thương thần kinh, suy giảm thị lực và đột quỵ. Ngoài việc đảm bảo chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh, người bình thường nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn, trong đó có kiểm tra đường huyết để kịp thời điều chỉnh lối sống nếu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.