Mất ngủ đêm kéo dài là gì? Có những triệu chứng và cách khắc phục như thế nào?

Mất ngủ đêm kéo dài hay triệu chứng rối loạn giấc ngủ thường kéo dài trong vài ngày cho tới vài tháng và trong thời gian mất ngủ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống như sức khỏe và tinh thần. Hãy cùng Fujina tìm hiểu trong bài viết này tình trạng mất ngủ đêm kéo dài là gì, những triệu chứng phổ biến và cách khắc phục nhé.
dat-hang-fujina

Mất ngủ đêm kéo dài là gì?

Mất ngủ đêm kéo dài là dạng mất ngủ mãn tính với 2 dạng chính là: Mất ngủ nguyên phát và mất ngủ thứ phát.

Mất ngủ đêm nguyên phát

Mất ngủ nguyên phát (hay còn gọi là mất ngủ không rõ nguyên nhân) là triệu chứng không phải do các tình trạng bệnh lý hay sử dụng thuốc gây ra. Mất ngủ nguyên phát hiện tại vẫn đang được nghiên cứu, nó có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi mức độ của một số chất hóa học trong não.

Mất ngủ đêm thứ phát

Mất ngủ thứ phát là triệu chứng của một rối loạn cảm xúc, rối loạn thần kinh hoặc rối loại giấc ngủ hoặc rối loạn khác.

Những kiểu rối loại cảm xúc có thể gây ra mất ngủ thứ phát bao gồm có trầm cảm, lo âu hoặc căng thẳng sau chấn thương. Alzheimer và bệnh Parkinson là những kiểu rối loạn thần kinh phố biến có thể gây ra tình trạng mất ngủ.

Các triệu chứng mất ngủ đêm kéo dài phổ biến

Mất ngủ đêm kéo dài thường gây ra những triệu chứng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống hàng ngày. Những triệu chứng có thể kể tới:

  • Khó ngủ
  • Cáu gắt
  • Tâm trạng dễ bị thay đổi bất chợt
  • Khó tập trung
  • Khó nhớ một thứ gì đó
  • Bị tỉnh suốt cả đêm

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ đêm kéo dài

Nhiều nguyên nhân có thể gây ra chứng mất ngủ kéo dài, nhưng nó thường liên quan đến một tình trạng bệnh lý thứ phát tiềm ẩn. Một số loại chất kích thích hay thuốc có thể gây ra chứng mất ngủ mãn tính, cùng với đó lối sống không lành mạnh. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây tình trạng mất ngủ kéo dài:

Những bệnh lý gây ra tình trạng mất ngủ thứ phát

  • Bệnh lý về hô hấp bao gồm: hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Suy tim sung huyết
  • Bệnh tiểu đường
  • Trào ngược axit
  • Cường giáp
  • Đau cơ xơ hóa
  • Thời kỳ mãn kinh
  • Căng thẳng, lo lắng.
  • Rối loạn lượng cực
  • Bệnh Alzheimer
  • Bệnh Parkinson

Những loại chất kích thích và thuốc gây ra tình trạng mất ngủ:

  • Rượu
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Cafein
  • Thuốc hóa trị liệu
  • Thuốc cảm lạnh
  • Thuốc lợi tiểu
  • Cocaine
  • Nicotine

Những lối sống không lành mạnh gây ra tình trạng mất ngủ đêm:

  • Thường xuyên bị thay đổi giờ giấc làm việc, xoay ca thường xuyên
  • Không hoạt động thể chất
  • Môi trường ngủ kém

Các cách khắc phục chứng mất ngủ đêm kéo dài hiệu quả:

1. Hãy tự lập trình nhịp sinh học chu kỳ ngủ – thức đều đặn hàng ngày:

Bạn hãy đặt báo thức thức dậy cùng một giờ hàng ngày và tuân thủ theo giờ giấc đó. Việc này sẽ giúp cơ thể thiết lập nhịp sinh học đều đặn thúc đẩy cơ thể phải đi ngủ theo chu kỳ đã được thiết lập.

cách khắc phục mất ngủ

2. Hãy tránh xa đồ uống chứa caffeine:

Đồ uống chứa caffeine như nước tăng lực, soda hay cà phê thường ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ. Tác dụng của caffeine thường diễn ra từ vài tiếng tới cả ngày. Nên chúng tôi khuyên đặc biệt không nên sử dụng sau 2-4h giờ chiều, vào buổi tối đối với những người đang bị mất ngủ.

3. Hạn chế sử dụng đồ uống khi bạn đang khó ngủ:

Đồ uống có chứa cồn như bia, rượu, mojito, cocktail,… được coi là đồ uống an thần giúp đi vào giấc ngủ khá nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ khiến giấc ngủ bỏ qua đi giai đoạn REM (đây là giai đoạn giấc ngủ hồi phục, diễn ra sau khi ngủ sâu tầm 70-90 phút). Việc này sẽ khiến cơ thể mỗi khi tỉnh giấc sẽ rất uể oải, mệt mỏi, hay bị đau đầu và khó tập trung được.

4. Giường ngủ chỉ sử dụng để ngủ:

Không nên sử dụng chiếc giường của bạn thành chỗ làm việc, học tập hay bất cứ việc nào khác. Giường của bạn chỉ nên sử dụng cho việc đi ngủ và quan hệ tình dục. Khi sử dụng giường để làm những việc khác não bộ của bạn thường sẽ không tập trung được vào việc đi ngủ. Ngoài ra, khi có nhiều đồ vật khác trên giường sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều. Hãy cố gắng để chiếc giường của bạn thật thoải mái và chỉ sử dụng với mục đích đi ngủ và quan hệ tình dục.

>>Xem thêm: Những triệu chứng và nguyên nhân phổ biến khiến bạn mất ngủ đêm

5. Hãy cải thiện môi trường xung quanh chỗ ngủ của bạn:

Việc cải thiện môi trường tại chỗ ngủ của bạn là một cách khắc phục mất ngủ hiệu quả. Những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ hay âm thanh rất quan trọng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của giấc ngủ.

cách khắc phục mất ngủ

Chính vì thế, hãy cố gắng cải thiện môi trường xung quanh chỗ ngủ nhất có thể để có những giấc ngủ sâu và thoải mái hơn.

6. Tạo một thói quen lành mạnh bất kỳ trước khi đi ngủ:

Việc tạo nên một thói quen lành mạnh trước khi đi ngủ là việc làm cần thiết khi bạn bị mất ngủ. Những thói quen lành mạnh trước khi ngủ có thể kể tới là đọc một cuốn sách, đi tắm, tập yoga nhẹ,… Việc duy trì thói quen trước khi ngủ này sẽ giúp não bộ của bạn báo hiệu rằng chuẩn bị tới giờ đi ngủ giúp việc đi vào giấc ngủ sẽ tự nhiên và thoải mái hơn.

7. Hãy kiểm tra lại những loại thuốc bạn đang sử dụng

Những loại thuốc giảm đau hay thuốc hạ huyết áp ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của giấc ngủ bởi vì chúng chứa những chất kích thích và caffeine. Vậy nên, nếu bạn đang gặp chứng mất ngủ và cũng đang phải sử dụng những loại thuốc bên trên thì bạn nên yêu cầu tư vấn từ dược sĩ có chuyên môn để có thể khắc phục chứng mất ngủ.

8. Không nên ăn quá nhiều trước giờ đi ngủ:

Việc ăn nhiều trước khi ngủ sẽ dẫn tới tình trạng trướng bụng, đầy hơi hay còn tồi tệ hơn đối với những ai đang bị axit trào ngược sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới việc đi ngủ.

Kết nối với chúng tôi tại:

Địa chỉ: Số 91 Linh Lang, P. Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội

Ghé trang chủ của Fujina: Thực phẩm chức năng nhật bản Fujina.vn