Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam hiện có khoảng 29% người trưởng thành bị máu nhiễm mỡ. Trong đó, khu vực thành thị chiếm đến 44.3%. Đáng lo ngại nhất là 71% người bệnh không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám tổng quát. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu do lối sống thiếu khoa học, ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Vậy người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì và không nên ăn gì? Cùng fujina.vn tìm hiểu cặn kẽ hơn trong chia sẻ dưới đây!
1. Người máu nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
Máu nhiễm mỡ hay nói cách khác là mỡ máu cao, là chứng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể khiến cho nồng độ mỡ trong máu cao. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế Giới WHO cho biết, chứng bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa và tăng nhanh ở Việt Nam. Chính vì vậy, mỗi chúng ta đều cần biết bệnh mỡ máu nên ăn gì để phòng chống và hỗ trợ điều trị.
1.1. Giá đỗ
Đứng top đầu danh sách bệnh mỡ máu nên ăn gì không ai khác chính là giá đỗ xanh. Đây vốn dĩ là thực phẩm giàu chất xơ và hàm lượng vitamin, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Giá đỗ có hàm lượng vitamin C rất cao thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn nó tích tụ trong thành động mạch. Chất xơ thanh trừ các chất bã trong cơ thể.
Ngoài ra, vị giá đỗ ngọt mát, giàu lượng nước nên có tác dụng giảm ngấy, điều chỉnh rối loạn mỡ máu. Một số món ăn ngon từ giá đỗ xanh bạn có thể tham khảo: giá đỗ xào, luộc, nộm gỏi hoặc salad.
1.2. Ngũ cốc
Đây là thực phẩm cho người mỡ máu cao vô cùng tuyệt vời. Trong ngũ cốc không chỉ chứa Beta Glucan – một chất xơ hòa tan giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol và carbohydrate trong cơ thể. Nó còn giúp người bệnh no lâu hơn, điều chỉnh vóc dáng cơ thể sao cho phù hợp.
- Gạo lứt: chứa nhiều thành phần dinh dưỡng Gamma Oryzanol, vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Các chất này ngăn chặn hấp thu cholesterol từ ruột vào máu hay từ gan tiết ra. Sau đó, đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.
- Hạt lạc: chứa hàm lượng sterol thực vật – là kẻ thù không đội trời chung với cholesterol. Lạc không những giảm thiểu cholesterol dung nạp, ngăn không cho cơ thể hấp thụ. Nó còn hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch vành.
- Hạt yến mạch – nữ hoàng ngũ cốc với hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin và không có cholesterol. Tuy nhiên, do mức năng lượng của yến mạch khá cao nên người bị mỡ máu nên ăn với lượng vừa đủ.
Tham khảo: Cách giảm mỡ máu không dùng thuốc giúp hạ mỡ máu tự nhiên
1.3. Cá, dầu thực vật
Trong cá và dầu thực vật có chứa nhiều lượng axit béo không no. Cho nên, nó có khả năng làm giảm cholesterol, phòng chống các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Bạn có thể biến tấu thành các món ăn ngon như xào hoặc trộn. Duy trì ăn cá từ 2 – 3 lần/tuần, không nên chiên rán bằng dầu.
1.4. Rau xanh, trái cây
Ăn gì chữa mỡ trong máu? Như chúng ta đã biết, rau xanh và trái cây có hàm lượng chất xơ cao. Vậy nên, người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì không thể thiếu các thực phẩm này. Đặc biệt là táo – “thần dược” loại bỏ cholesterol dư thừa rất hiệu quả, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, nấm hương và hành tây cũng là gợi ý tuyệt vời giúp bạn đẩy lùi cholesterol xấu, bổ sung cholesterol tốt cho sức khỏe.
1.5. Các loại thịt trắng
Khác với thịt lợn, thịt bò chứa nhiều mỡ bão hòa, các loại thịt trắng như thịt ngỗng, thịt gà bỏ da hay thịt nạc thăn, cá ít chất béo hơn. Vì vậy, chúng ta có thể ăn mà không lo sợ bị tăng lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, người bị mỡ máu không nên ăn quá nhiều và thường xuyên.
1.6. Sữa tươi, sữa chua, phô mai
Người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì tốt cho sức khỏe, giảm cân và giảm được lượng cholesterol trong máu. Sữa tươi, sữa chua và phô mai chính là thực phẩm vàng dành cho bạn. Tuy nhiên, cần phải sử dụng sữa không có chất béo hoặc hàm lượng chất béo thấp. Chẳng hạn như: sữa dê, sữa gạo, sữa hạnh nhân,…
Bên cạnh đó, các chế phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai,… người bệnh máu nhiễm mỡ cũng nên chọn loại có hàm lượng chất béo từ 1 – 2%. Một nghiên cứu mới đây cho thấy, ăn sữa chua, phô mai chừng mực sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm đặc biệt khác tuy không phổ biến mấy nhưng cũng mang công hiệu đặc trị mỡ máu hiệu quả. Có thể kể đến là: Giảo cổ lam, đậu nành lên men (natto), cúc vu, men gạo đỏ,….
May mắn thay, những loại thực phẩm này đều là thành phần có trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SARAFINE Nhật Bản – Sản phẩm xuất xứ chính hãng Nhật Bản, đầy đủ giấy tờ, đảm bảo uy tín và chất lượng. Đây là sự kết hợp đặc biệt của các thành phần như: chiết xuất giảo cổ lam, cám gạo và đậu nành lên men bằng Bacillus Natto, chiết xuất cánh hoa hồng, xoài Châu Phi, bột cúc vu,…giúp hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
ĐẶT MUA SẢN PHẨM NGAY
2. Người mỡ máu cao kiêng ăn gì bệnh thuyên giảm?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bệnh máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Nếu người bệnh duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh thì máu nhiễm mỡ sẽ chẳng còn là vấn đề lớn nữa.
2.1. Đồ ăn chế biến sẵn
Nếu ai đó hỏi bệnh máu nhiễm mỡ không nên ăn gì, câu trả lời đầu tiên chắc chắn là thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn. Quay ngược lại nguyên nhân gây ra căn bệnh này chính là thói quen sống vội, ăn gấp của người trẻ hiện đại. Tuy tiện lợi và khá ngon miệng nhưng các loại “fast food” lại chứa quá nhiều cholesterol. Thêm đó, lượng đường và muối trong hamburger, gà chiên hay khoai tây chiên cũng đều khá cao nên cực kỳ có hại cho sức khỏe.
Vì vậy, tuy bận rộn nhưng bạn vẫn nên cố gắng tự chuẩn bị bữa ăn cho mình để kiểm soát được lượng cholesterol nạp vào cơ thể. Bạn có thể tranh thủ sơ chế, nấu nướng hoặc tìm hiểu kỹ năng chuẩn bị thức ăn ở nhà để không mất quá nhiều thời gian vào bếp.
2.2. Thực phẩm từ thịt béo
Bạn thắc mắc khi bị mỡ máu cao có ăn được thịt bò không hay máu nhiễm mỡ có ăn được trứng vịt lộn không. Câu trả lời cho hai câu hỏi này đều sẽ là “Không”. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn hay cả trứng vịt lộn đều chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa cao hơn các thực phẩm khác. Người bệnh cần tiết chế hàm lượng thịt béo trong bữa ăn. Bởi vì đây chính là tác nhân khiến mức cholesterol tăng cao và làm những người bệnh tim sẵn có bị nặng hơn.
Bạn nên thay thế thịt béo bằng các protein lành mạnh hơn. Hãy chế biến cá hồi, các loại đậu, thịt gà bỏ da bằng cách hấp hoặc luộc thay vì chiên rán. Đồng thời, tránh ăn lòng đỏ trứng gà, phô mai, hải sản có vỏ, dầu gan cá,…
2.3. Món ăn nhiều dầu mỡ
Để kiểm soát lượng mỡ trong máu, người bệnh không nên ăn món ăn nhiều dầu mỡ. Có thể kể đến như: đồ chiên xào, thịt lợn, xúc xích, thịt xông khói,… Thay vì chiên rán, xào, khi chế biến thực phẩm cho người mỡ máu cao nên luộc, hấp, hầm. Hạn chế tối đa việc ăn thực phẩm có hàm lượng chất béo no cao.
2.4. Đồ uống có cồn
Bia rượu, đồ uống có cồn tuy không chứa nhiều cholesterol nhưng lại chứa những chất tăng cường cholesterol xấu. Cồn, carb hay đường đều là nguyên nhân chính gây tăng triglyceride. Vậy nên, ngoài bệnh máu nhiễm mỡ kiêng ăn gì, thì còn cần hạn chế lượng đồ uống có cồn nạp vào cơ thể mỗi ngày.
2.5. Đồ ăn nhiều đường
Thêm một cái tên trong danh sách mỡ máu cao kiêng ăn gì chính là đồ ăn nhiều đường. Đây là “thủ phạm” làm giảm triglyceride và dẫn đến tăng cân béo phì. Hãy hạn chế uống nước ngọt, thực phẩm chứa đường để phòng tránh vấn đề này.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn máu nhiễm mỡ nên ăn gì và nên kiêng gì. Hi vọng, bạn có thể thay đổi được thói quen ăn uống khoa học để rời xa bệnh tật. Bệnh máu mỡ cao tuy nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được. Hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu với thực đơn thơm ngon, lành mạnh!
Có thể bạn quan tâm: Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Tác dụng phụ là gì?