Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát bệnh?

Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bị rối loạn mỡ máu. Việc nên ăn gì và kiêng gì ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng của bệnh từ đó quyết định việc thuyên giảm mỡ trong máu. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì nhé.
dat-hang-fujina
Tham khảo thêm: Những dấu hiệu máu nhiễm mỡ phổ biến.

Máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì?

Những lưu ý về chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ:

1. Ăn thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp

Rối loạn mỡ máu xảy ra chủ yếu là do hàm lượng cholesterol trong máu cao, vì vậy cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn như não, bầu dục, gan…. động vật. Chú ý không ăn vượt quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng giàu cholesterol.

2. Giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn

Thịt đỏ cũng là một trong các loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, vì vậy nên hạn chế lượng thịt đỏ có trong khẩu phần ăn của người mắc bệnh mỡ máu. Ngoài ra, nên tránh các loại thịt mỡ, thịt có gân, da động vật… Bệnh nhân mỡ máu có thể xem xét thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt trắng như cá, gà….

3. Tăng cường chất xơ, vitamin trong bữa ăn

máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh 1

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và cholesterol hấp thụ vào cơ thể. Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả…..

Ngoài việc bổ sung chất xơ còn có thể tăng cường vitamin – một nhân tố cũng góp phần giảm thiểu hàm lượng cholesterol.

Thực phẩm tốt cho người rối loạn mỡ máu:

1. Giá đỗ:

Giá đỗ là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ và vitamin cao, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Vì vậy nên thêm giá đỗ luộc vào bữa ăn hàng ngày để điều chỉnh rối loạn mỡ máu của cơ thể.

2 Ngũ cốc:

Ngũ cốc là một thực phẩm tuyệt vời dành cho những người mắc bệnh mỡ máu. Ngũ cốc không chỉ giàu chất xơ giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol trong cơ thể, mà còn giúp người bệnh có cảm giác no lâu, qua đó điều chỉnh trọng lượng cơ thể cho phù hợp.

máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh 2

Ngũ cốc là một thực phẩm tuyệt vời dành cho những người mắc bệnh mỡ máu

3 Các loại cá và dầu thực vật

Như đã đề cập ở trên, các loại cá và dầu thực vật là những thực phẩm có chứa nhiều axit béo không no có tác làm giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Vì vậy, nên duy trì ăn cá từ 2-3 lần/ tuần; các loại dầu thực vật có thể chế biến bằng cách xào hay trộn thức ăn hàng ngày, không nên sử dụng dầu dưới dạng chiên rán.

4 Rau xanh, hoa quả

Rau xanh và các loại quả hầu hết đều có hàm lượng chất xơ cao, giúp đào thải cholesterol xấu trong cơ thể. Táo được xem là loại quả tốt nhất trong việc loại bỏ hàm lượng cholesterol dư thừa, giúp cải thiện tích cực tình trạng bệnh rối loạn mỡ máu. Bên cạnh táo, nấm hương và hành tây cũng là 2 loại thực phẩm đóng góp không nhỏ trong việc điều trị mỡ máu, có vai trò triệt tiêu cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt cho sức khỏe.

5 Các loại thịt trắng

Không chỉ ăn rau xanh và hoa quả, người bệnh cũng cần protein để cung cấp đầy đủ năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ. Bệnh nhân rối loạn mỡ máu cũng cần chú ý không ăn da động vật.

6 Uống nhiều nước

Bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên duy trì uống nhiều nước mỗi ngày, cải thiện quá trình bài tiết, qua đó loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Trên đây là một số lưu ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh rối loạn mỡ máu. Tuy nhiên, bên cạnh đó, người bệnh cần phối hợp chế độ ăn uống với luyện tập thể dục đều đặn để loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Hiện nay, tình trạng rối loạn mỡ máu ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, mọi người cần chú ý đi kiểm tra sàng lọc định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nặng nề liên quan tới bệnh lý về tim mạch, đột quỵ…

Ngoài những loại đồ ăn có lợi trên, người mỡ máu cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng để cải thiện sức khỏe nhanh chóng hơn. Hiện có rất nhiều sản phẩm chính hãng từ Nhật Bản mang công hiệu cực tốt, điển hình là viên uống Sarafine.

Máu nhiễm mỡ không nên ăn gì?

1. Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu hay thịt lợn thường chứa nhiều cholesterol và chất béo bão hòa hơn các loại thịt khác. Điều này có thể chính là nguyên nhân khiến mức cholesterol cao. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cũng cho biết lượng cholesterol trong thịt đỏ sẽ làm những bệnh tim sẵn có nặng hơn.

máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để kiểm soát bệnh 3

Bạn thay thế thịt đỏ bằng các protein khác lành mạnh hơn như protein từ các loại đậu, thịt gà và cá. Đặc biệt, những loại cá giàu axit béo omega-3 như cá hồi rất tốt cho tim. Tuy nhiên, khi chế biến thịt gà hay cá thì bạn hãy chọn cách hấp hoặc luộc thay vì chiên nhé.

2. Các món ăn có bơ

Hằng ngày bạn có thể thấy rất nhiều món có bơ như bỏng ngô, bánh mì nướng, khoai tây nghiền, bánh crepe… Đây là những món ngon miệng nên được khá nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế bơ nếu muốn kiểm soát tình trạng cholesterol cao và bệnh tim. Bạn có thể thay thành phần bơ nhiều cholesterol trong những món trên bằng dầu thực vật để bữa ăn lành mạnh hơn.

3. Lòng đỏ trứng

Trứng gà rất phổ biến, giàu dinh dưỡng và cũng linh hoạt nên là thực phẩm không thể thiếu của mỗi nhà. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu bệnh máu nhiễm mỡ cần kiêng gì thì bạn sẽ biết lòng đỏ trứng gà lại là món không thích hợp cho người bệnh. Thực phẩm này chứa khá nhiều cholesterol, do đó bạn chỉ nên ăn khoảng 4 lòng đỏ hoặc ít hơn mỗi tuần. Ngoài ra, bạn cũng cần cắt giảm những món chứa cholesterol khác trong ngày nếu đã ăn trứng.

4. Kem tươi

Tuy kem giúp bạn giải nhiệt ngày hè rất tốt nhưng lại không phải là lựa chọn ăn vặt phù hợp cho những ai bị máu nhiễm mỡ. Một muỗng kem mát lạnh có nhiều chất béo và cholesterol hơn cả thức ăn nhanh hay bánh ngọt. Đây là món bạn nên kiêng nếu muốn kiểm soát cholesterol trong máu.

5. Kem phô mai

Kem phô mai là thành phần không thể thiếu trong những chiếc bánh kem thơm ngon. Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Trong khoảng 28g kem phô mai có thể chứa 27mg cholesterol nên đây là món không thích hợp cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ.

6. Thức ăn nhanh

Bệnh máu nhiễm mỡ cần kiêng những gì? Câu trả lời sẽ không thể nào thiếu thức ăn nhanh. Mặc dù rất tiện lợi và khá ngon miệng nhưng các loại fast food như hamburger, gà chiên hay khoai tây chiên lại chứa nhiều cholesterol. Ngoài ra, lượng đường và muối khá cao trong những món này cũng không tốt cho sức khỏe.

Dù bận rộn, bạn cũng hãy cố gắng tự chuẩn bị bữa ăn để kiểm soát được lượng cholesterol mình nạp vào trong ngày. Thật ra, việc nấu ăn không mất quá nhiều thời gian nếu bạn tranh thủ cuối tuần để sơ chế và nấu nướng trước những gì có thể. Bạn có thể học kỹ năng chuẩn bị thức ăn ở nhà hay còn gọi là meal prep để hạn chế tối đa thức ăn nhanh.

7. Bánh ngọt

Các loại kẹo bánh ngọt chứa nhiều đường tinh chế và cả chất béo chuyển hóa nhanh nên không phù hợp với người bị máu nhiễm mỡ. Nếu muốn ăn bánh mì, bạn có thể chọn những loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám và không có đường.

8. Gan động vật

Gan động vật chứa nhiều chất sắt và là thực phẩm bổ dưỡng cho nhiều người. Tuy nhiên, đây lại là món có thể làm tăng mức cholesterol cho người bệnh. Điều này là vì gan chính là cơ quan nội tạng sản xuất và lưu trữ cholesterol.

9. Hải sản có vỏ

Những loại hải sản có vỏ rất giàu dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dù vậy, những người mắc máu nhiễm mỡ hoặc bệnh tim nên tránh loại thực phẩm này. Bạn có thể bị tăng mỡ máu do lượng cholesterol cao trong những món hải sản có vỏ như tôm, ốc, sò… Ví dụ như trong khoảng 85g tôm hùm chưa kể tới bơ ăn kèm đã chứa tới 61mg cholesterol.

10. Đồ uống có cồn

Bia rượu tuy không chứa cholesterol nhưng lại có thể chứa những chất có thể làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể như cồn, carb hay đường. Vậy nên, bạn cần hạn chế lượng đồ uống có cồn mình nạp mỗi ngày. Lượng đồ uống có cồn hợp lý là một ly đối với phụ nữ và hai ly đối với nam giới.

Bệnh máu nhiễm mỡ tuy nguy hiểm nhưng bạn có thể tìm cách kiểm soát lượng mỡ trong máu bằng cách thay đổi thực đơn của mình. Khi đã biết máu nhiễm mỡ kiêng gì, bạn sẽ có thể bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn với chế độ ăn uống lành mạnh hơn.

Trên đây là thông tin máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì, chúng tôi hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho bạn. Hãy xây thực một chế độ ăn lành mạnh để ngăn ngừa và tránh những biến chứng do bệnh mỡ máu gây ra nhé.

Xem thêm: 5 cách trị máu nhiễm mỡ hiệu quả tại nhà.

Kết nối với chúng tôi:

Địa chỉ: Số 91 Linh Lang, P. Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội

Ghé trang chủ của Fujina: Thực phẩm chức năng nhật bản Fujina.vn