Bệnh máu nhiễm mỡ ngày nay đã có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng trị mỡ trong máu ngày càng phổ biến hơn. Thuốc giảm mỡ máu sẽ giúp đưa chỉ số mỡ xấu trong cơ thể về mức ổn định và bổ sung nhiều chất cần thiết khác. Dù vậy một số người vẫn thắc mắc rằng uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không? Nếu muốn biết câu trả lời thì hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây:
1. Các nhóm thuốc giảm mỡ máu thường dùng
Thuốc giảm mỡ máu được chia thành nhiều nhóm khác nhau để phù hợp hơn với tình trạng của người bệnh. Chính vậy mà việc nắm rõ công dụng và tác dụng phụ khi uống thuốc mỡ máu rất quan trọng. Mỗi nhóm như thế sẽ có vai trò điều trị và hiệu quả không giống nhau. Vậy nên trước khi sử dụng thì bạn phải tìm hiểu rất kỹ về các nhóm thuốc này.
1.1. Nhóm statin
Công dụng
Hàm lượng Cholesterol trong máu cao dẫn đến việc hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Nếu để tích tụ lâu dài sẽ khiến cho động mạch của người bệnh bị xơ cứng và thu hẹp lại. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến bệnh đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Thuốc trị mỡ máu thuộc nhóm Statin sẽ giúp ức chế quá trình hoạt động của enzyme sản sinh ra cholesterol. Từ đó hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ và giảm nguy cơ bị đột biến. Nhóm Statin được dùng trước và sau bữa ăn đều được.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ khi uống thuốc mỡ máu thuộc nhóm này được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bài viết đã tổng hợp các tác dụng phụ phổ biến mà người bệnh hay gặp.
- Táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Đau cơ, viêm cơ mãn tính.
- Men gan tăng cao hơn mức bình thường.
1.2. Nhóm fibrat
Công dụng
Thuốc làm giảm mỡ trong máu thuộc nhóm Fibrat là thuốc được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nhóm thuốc Fibrat có thể dùng một mình hoặc kết hợp với một số thuốc hạ mỡ máu khác. Fibrat có tác dụng chính là kích thích PPAR alpha và tăng cường quá trình oxy hóa axit béo. Ngoài ra còn giúp thúc đẩy sự tổng hợp enzyme LPL và đào thải lượng lipoprotein.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu nhóm Fibrat thường gây ra ảnh hưởng ở hệ tiêu hóa và gan. Một số biểu hiện cụ thể mà bài viết đã đề cập như:
- Đau bụng, mắc ói.
- Đau nửa đầu.
- Chóng mặt, hoa mắt và ù tai.
1.3. Nhóm niacin
Công dụng
Niacin là nhóm thuốc trị mỡ máu thường được các bác sĩ kê toa thì mới được phép sử dụng. Niacin còn có một tên gọi khác là vitamin B3, giúp hỗ trợ tăng cường cholesterol có lợi. Hơn thế nữa, Niacin sẽ giúp là giảm chất béo trung tính triglyceride, giúp lưu thông đường huyết.
Khi sử dụng Niacin cùng nhóm statin thì hiệu quả tăng lượng mỡ tốt có thể lên đến 30%. Tuy nhiên việc kết hợp như thế còn phải sự cho phép của người có chuyên môn. Nếu không sẽ dẫn đến tương tác chéo gây hại cho sức khỏe.
Tác dụng phụ
- Gây bệnh vàng da, vàng mắt
- Tăng lượng men gan
- Ngứa ngáy trên da, nổi mề đay.
- Viêm loét dạ dày.
Tham khảo: Thuốc mỡ máu có phải uống suốt đời không? Bao lâu thì dừng?
1.4. Nhóm renin
Công dụng
Nhóm Renin là chất có công dụng chính là cô lập axit mật, giúp làm giảm lượng cholesterol ở trong máu. Nhóm này sẽ loại bỏ các LDL xấu, làm thông thoáng đường lưu thông của máu. Trong một số trường hợp cụ thể thì Renin được sử dụng để điều trị các bệnh về tiêu hóa.
Tác dụng phụ
- Táo bón, ợ nóng, ợ chua.
- Khó tiêu, đầy bụng.
- Buồn nôn.
1.5. Nhóm ức chế sự hấp thu cholesterol
Công dụng
Một trong những nhóm thuốc trị mỡ máu được ưa chuộng sử dụng là nhóm ức chế hấp thụ cholesterol. Nhóm này sẽ chọn lọc và hạn chế quá trình chuyển hóa cholesterol xấu. Tuy nhiên nhóm này chỉ sử dụng trong các trường hợp tăng.cholesterol LDL xấu. Thông thường liều lượng sử dụng nhóm này chỉ tối đa 10mg/ngày.
Tác dụng phụ
- Đau bụng, tiêu chảy
- Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt thường xuyên.
- Đau cổ họng, sổ mũi, hắt xì hơi liên tục.
- Đau nhức xương khớp.
1.6. Chất ức chế PCSK9
Công dụng
Chất ức chế PCSK9 là một loại thuốc trị mỡ máu sinh học và có hiệu quả khá cao. Chất này có công dụng chính là giảm cholesterol trong máu bằng việc bất hoạt loại protein có tên là proprotein convertase subtilisin kexin 9. Nếu bạn chưa biết thì loại Protein này có khả năng làm LDL trong gan. Tuy nhiên việc sử dụng chất ức chế PCSK9 cần phải có sự cho phép của bác sĩ.
Khác so với nhiều nhóm thuốc trị mỡ máu khác thì chất ức chế PCSK9 thường được tiêm thay vì uống. Cách này sẽ giúp rút ngắn thời gian hấp thụ và điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện tiêm chất ức chế này. Vì chi phí khá đắt, dự tính một năm bạn phải chi khoảng 300 triệu đồng.
Tác dụng phụ
- Ngứa rát ở vùng da nhạy cảm
- Đau mỏi lưng.
- Khó tập trung làm việc.
- Cảm cúm, chảy nước mũi.
1.7. Nhóm acid béo không bão hòa
Công dụng
Axit béo omega 3 thường được các bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn sử dụng chung với các loại thuốc đặc trị khác. Nhóm này sẽ có hiệu quả trong việc hạ cholesterol là Lovaza. Đồng thời giúp sáng mắt, hạn chế việc dung nạp chất béo gây hại cho cơ thể. Nhóm axit béo không bão hòa sẽ giúp điều chỉnh chỉ số triglyceride lớn hơn 500ml/dL về mức cho phép.
Tác dụng phụ
Mặc dù nhóm acid béo không bão hòa rất tốt trong quá trình điều trị bệnh máu nhiễm mỡ. Tuy nhiên loại axit này cũng có một số tác dụng phụ nhất định mà không phải ai cũng biết.
- Đau lưng, nhức mỏi vai gáy.
- Đau bụng, ợ hơi, ợ nóng, nổi đẹn trong miệng.
- Cơ thể xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm cúm.
- Ở một số trường hợp đặc biệt thì nhóm acid béo bão hòa sẽ gây phát ban trên da của người bệnh.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng
2. Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không?
Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không thì có rất nhiều tác dụng khác nhau. Thuốc có thể khiến cho các bộ phận trong cơ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Mức độ tổn hại sẻ phụ thuộc vào liều lượng và thành phần thuốc mà bạn sử dụng. Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến mà nhà sản xuất đã khuyến cáo người dùng.
2.1. Gan, mật
Tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu có thể dẫn đến sự rối loạn ở chức năng gan. Cụ thể thuốc sẽ làm cho lượng men gan SGOT/SGPT tăng lên, sau đó là gây hủy hoại đến các tế bào gan. Nếu như lượng men này tăng quá gấp 3 thì người bệnh phải ngưng sử dụng. Khi bạn dùng thuốc mà thấy da bị vàng hay nước tiểu sẫm màu thì có thể gan đang bị vấn đề.
2.2. Hệ tiêu hóa
Uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không thì câu trả lời là có hại rất nhiều, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Thuốc giảm mỡ máu sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiệm trọng. Điển hình là triệu chứng khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng hoặc táo bón.
Đọc tiếp: Các cách giảm mỡ máu không dùng thuốc giúp hạ mỡ máu tự nhiên
2.3. Hệ thần kinh
Hệ thần kinh là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tác dụng phụ của thuốc tan mỡ máu. Khi dùng nhóm thuốc statin trị mỡ trong máu thì sẽ dẫn đến việc bị giảm trí nhớ tạm thời. Trường hợp nghiêm trọng sẽ gây phù mạch ở hệ thành kinh, bị chuột rút ở chân.
2.4. Da, cơ, xương, khớp
Tác dụng phụ của thuốc máu nhiễm mỡ đối với da, cơ, xương và khớp là rất đáng lo ngại. Thuốc có thể khiến cho cơ bắp của bạn bị nhức mỏi, đau nhói khi vận động mạnh. Điều này gây cản trở trong cuộc sống hằng ngày và khiến cho người bệnh vận động khó khăn. Nhiều người còn bị dị ứng da, mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn có thể tham khảo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SARAFINE Nhật Bản – Sản phẩm xuất xứ chính hãng Nhật Bản, đầy đủ giấy tờ, đảm bảo uy tín và chất lượng. Đây là sự kết hợp đặc biệt của các thành phần như: chiết xuất giảo cổ lam, cám gạo và đậu nành lên men bằng Bacillus Natto, chiết xuất cánh hoa hồng, xoài Châu Phi, bột cúc vu,…giúp hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
ĐẶT MUA SARAFINE NGAY
3. Cách xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc giảm mỡ máu
Việc gặp phải tác dụng phụ của thuốc mỡ máu là hiện tượng phổ biến ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên với mỗi người thì sẽ có biểu hiện khác nhau mà bạn cần phải đi đến bệnh viện khám. Nếu tác dụng phụ ở mức độ nhẹ thì bạn có thể xử lý tại nhà trước khi đến bệnh viện. Dưới đây là một số cách xử lý đơn giản, dễ thực hiện mà bạn nên tham khảo.
3.1. Ngừng một thời gian ngắn
Đây là cách xử lý nhanh nhất mà ai cũng cần phải thực hiện khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc máu nhiễm mỡ. Nếu phát hiện thấy triệu chứng bất thường, bạn ngưng sử dụng ngay lập tức. Bạn nên ngưng từ 2 tuần cho đến 1 tháng để cơ thể được phục hồi. Triệu chứng nặng hơn thì phải tham vấn ý kiến của các y bác sĩ có chuyên môn cao.
3.2. Kiểm tra các loại thuốc khác
Tương tác xảy ra giữa các thành phần thuốc này với thuốc kia là điều mà bạn cần phải lưu tâm. Có thể đối với người này không sao nhưng với người có thể trạng yếu thì rất nguy hiểm. Vì thế mà bạn hãy đem các loại thuốc đang sử dụng đến cho các dược sĩ kiểm tra. Nếu có tương tác gây hại cho cơ thể thì họ sẽ khuyên bạn ngưng sử dụng.
3.3. Giảm liều thuốc
Việc sử dụng quá liều lượng thuốc sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không lường trước được. Vậy nên nếu bạn mới dùng thuốc giảm mỡ máu lần đầu tiên thì bạn phải uống với liều lượng thấp. Tuyệt đối không dùng quá nhiều vì có thể gây mất ngủ trầm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến thần kinh.
3.4. Đổi thuốc, cân nhắc điều trị thuốc không kê đơn
Cách xử lý cuối cùng mà bài viết muốn giới thiệu cho bạn đọc đó là nên đổi thuốc và cân nhắc sử dụng thuốc khác. Vì nếu cứ cố chấp sử dụng thuốc cũ thì sẽ không cải thiện được chỉ số mỡ xấu trong cơ thể. Bạn nên tham khảo các loại thuốc trị máu nhiễm mỡ khác để xem có hiệu quả hay không.
Việc uống thuốc giảm mỡ máu có hại gì không thì còn tùy thuộc vào cơ địa và cách sử dụng của từng người. Vì thế mà bạn phải lưu ý thật kỹ các thông tin ở trên để không hiểu sai về thuốc giảm mỡ máu. Ngoài việc sử dụng thực phẩm chức năng, người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống kỹ càng. Bạn phải ưu tiên dung nạp chất xơ, protein và hạn chế ăn các loại thực phẩm nhanh. Đồng thời phải tạo thói quen tập thể dục thường xuyên để nâng cao sự dẻo dai, khỏe mạnh.
(Nguồn: Fujina.vn)