Huyết áp không ổn định là gì? 5 nguyên nhân chính gây nên

Nguyên nhân huyết áp không ổn định là thắc mắc của rất nhiều người. Bình thường, huyết áp giữ ở mức ổn định. Việc huyết áp thay đổi một chút trong suốt cả ngày là điều bình thường, nhưng nếu nó thường xuyên thay đổi từ rất cao đến rất thấp thì một loạt các biến chứng có thể xảy ra.

Các biện pháp khắc phục tại nhà, thay đổi lối sống và một số loại thuốc có thể giúp điều chỉnh huyết áp. Điều quan trọng là phải kiểm tra thường xuyên vì huyết áp có thể tiết lộ rất nhiều về sức khỏe của một người. Cùng tìm hiểu ngay!
dat-hang-fujina

I. Chỉ số huyết áp ổn định là bao nhiêu?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. 

Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Các số đo huyết áp gồm có 2 trị số: Huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương. Nguyên nhân huyết áp không ổn định

Căn cứ vào 2 trị số này để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường. 

Tùy theo từng độ tuổi mà sẽ có những mức chỉ số huyết áp bình thường khác nhau.

Bảng chỉ số huyết áp theo độ tuổi

Bảng thống kê chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi

Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên thì chẩn đoán bị cao huyết áp.

Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (huyết áp tâm thu từ 120 – 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.

Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không, cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. 

Do đó, phải đo huyết áp mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc động, stress hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng,…

II. Tại sao huyết áp không ổn định?

Có rất nhiều người lúc thì huyết áp cao, khi lại giảm xuống thấp. Tại sao huyết áp không ổn định như vậy? Dưới đây là 5 yếu tố có thể gây ra biến động nguy hiểm trong huyết áp:

1. Tăng huyết áp áo choàng trắng

Tình trạng huyết áp không ổn định có thể xảy ra do những thay đổi tạm thời hoặc bởi điều kiện lâu dài. Thuật ngữ “tăng huyết áp áo choàng trắng” mô tả tình trạng huyết áp tăng cao khi đo tại văn phòng của bác sĩ, thường là do người bệnh cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 đã kết luận rằng, những người bị tăng huyết áp áo trắng nên được theo dõi các yếu tố nguy cơ bệnh tim, đặc biệt là lượng đường trong máu bất thường.

2. Một số loại thuốc khiến huyết áp mất ổn định

Nguyên nhân huyết áp không ổn định do sử dụng nhiều thuốc

Một số loại thuốc có thể tạm thời làm giảm huyết áp, chúng bao gồm: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta và các loại thuốc trợ tim khác, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị cao huyết áp (đặc biệt nếu liều quá cao), thuốc điều trị bệnh parkinson, thuốc điều trị rối loạn cương dương (đặc biệt nếu dùng chung với nitroglycerine). Trong khi đó, cocaine và methamphetamine có thể gây tăng huyết áp đột biến.

3. Stress kéo dài

Căng thẳng có thể khiến huyết áp tăng đột biến. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với áp lực và sẽ trở lại bình thường khi người đó bình tĩnh lại. Tuy nhiên, stress kéo dài và lo lắng không được điều trị có thể tác động lâu dài, gây nguy hại đối với huyết áp và sức khỏe tổng thể.

4. Nguyên nhân huyết áp không ổn định do nhiệt độ cơ thể

Ở trong phòng ấm hoặc tắm nước nóng có thể tạm thời làm hạ huyết áp. Điều này thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, miễn là huyết áp không giảm quá thấp.

Huyết áp không ổn định do nhiệt độ cơ thể

Các triệu chứng của huyết áp thấp bao gồm chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu.

5. Các yếu tố rủi ro khác

  • Lịch trình làm việc không đều đặn, đặc biệt là khi làm ca đêm
  • Hút thuốc và sử dụng thuốc lá
  • Sử dụng thuốc huyết áp không đúng cách
  • Ngưng thở khi ngủ và rối loạn giấc ngủ khác
  • Bệnh thận, bệnh tim, bệnh tiểu đường và các vấn đề về đường trong máu
  • Các vấn đề về tuyến giáp
  • Điều kiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

III. Làm gì để ổn định huyết áp?

Muốn kiểm soát huyết áp, đầu tiên cần đi khám để xác định nguyên nhân cơ bản. Chuyên gia tim mạch sẽ hỏi bạn về triệu chứng bệnh cũng như thảo luận về lối sống và các loại thuốc đang được sử dụng. Bằng cách tái khám thường xuyên, một người có thể đảm bảo rằng, huyết áp của họ vẫn ở trong giới hạn bình thường và thuốc không gây ra tác dụng phụ khó chịu. Bên cạnh đó, biện pháp khắc phục tại nhà và thay đổi lối sống cũng nên được áp dụng, cụ thể:

  • Ngừng hút thuốc, hạn chế tiêu thụ rượu
  • Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và protein nạc
  • Tập thể dục thường xuyên 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Tìm những cách lành mạnh để giảm căng thẳng: Thiền, tập thở sâu,…
  • Tiêu thụ ít natri.
  • Giảm lượng caffeine.
  • Sử dụng thêm 1 số dòng thực phẩm chức năng hạ huyết áp như viên uống Cardio Nhật Bản.

Kết nối với chúng tôi:

Địa chỉ: Số 91 Linh Lang, P. Cống Vị, Q.Ba Đình, Hà Nội

Ghé trang chủ của Fujina: Thực phẩm chức năng nhật bản Fujina.vn