Ăn mặn có bị tăng huyết áp không? Tác hại của việc ăn mặn

Có thực là ăn mặn tăng huyết áp? Người dân Việt Nam từ lâu đã quen nêm nếm gia vị đậm đà, đặc biệt là lực kỳ ưng sử dụng các loại mắm, muối nguyên chất. Tuy nhiên, thói quen ăn mặn sẽ gây ra những hệ quả đáng lo ngại về sức khỏe. Một trong những tác hại của việc ăn mặn là huyết áp bất thường và những bệnh lý liên quan.

Ăn mặn có bị tăng huyết áp không? Tác hại của việc ăn mặn

1. Tại sao ăn mặn có hại cho sức khỏe?

Lượng muối tối đa nên sử dụng mỗi ngày là 5 gam (theo tiêu chuẩn WHO). Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy người Việt Nam ăn mặn gần như gấp đôi với mức tiêu thụ trung bình mỗi ngày là 9.4 gam một người. Thực tế cũng cho thấy chúng ta mắc phải khá nhiều bệnh trong những vấn đề sức khỏe liên quan đến thừa muối trong cơ thể.

1.1. Ăn mặn kéo theo cảm cảm giác thèm và hấp thụ nhiều nước

Khi ăn nhiều các món chứa hàm lượng muối lớn như đồ kho, đồ ăn vặt như bim bim, bánh,… chúng ta có xu hướng uống kèm nước. Ở hàm lượng phù hợp, muối (có chứa Natri), đóng vai trò cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng muối vào cơ thể quá nhiều, chúng hấp thụ nước và khiến nhu cầu nước của chúng ta tăng cao hơn. Và nếu uống nhiều nước để thỏa mãn cơn khát, sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt lên tim, thận.

Cụ thể, lượng lớn nước trong máu sẽ làm tăng khối lượng máu tuần hoàn, khiến tim phải làm việc, co bóp nhiều hơn. Lâu ngày sẽ gây suy tim. Thận phải làm việc nhiều để lọc máu cũng bị suy giảm chức năng và có thể sinh sỏi thận.

Ăn mặn có bị tăng huyết áp không? Tác hại của việc ăn mặn

Nhiều người có sở thích uống các đồ uống ngọt cũng ưu tiên sử dụng chúng để giải khát hơn là nước thông thường, gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

1.2. Ăn mặn có thể dẫn đến loãng xương

Thận phải làm việc nhiều để lọc máu, đào thải Natri của muối ra khỏi cơ thể. Nhưng trong quá trình đó, cả canxi, kali và một số chất khoáng khác cũng đồng thời bị đẩy ra ngoài. Do đó, nếu lượng muối quá lớn, canxi trong cơ thể bị giảm đi, làm xương kém chắc khỏe và gia tăng nguy cơ loãng xương. Đồng thời, nguyên nhân này cũng gia tăng nguy cơ sỏi thận.

1.3. Muối hại dạ dày

Dù ăn mặn nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó thực sự đáng sợ. Muối tương tác với vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), làm tăng độc tính của loại vi khuẩn này, phá hủy lớp màng bảo vệ của dạ dày. Người bệnh có thể bị viêm loét dạ dày, tá tràng, đặc biệt là khi kết hợp với ăn cay sẽ khiến tình hình trầm trọng thêm. Vi khuẩn HP cũng chính là nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày.

Ăn mặn có bị tăng huyết áp không? Tác hại của việc ăn mặn

1.4. Ăn mặn tăng nguy cơ đột quỵ

Hơn 60% ca đột quỵ có liên quan đến ăn chế độ ăn nhiều muối. Mỗi ngày giảm khoảng 1 thìa cafe muối khi chế biến các món ăn sẽ giúp bạn và gia đình giảm bớt nguy cơ đột quỵ.

1.5. Ăn mặn gây sưng phù

Muối trong cơ thể sẽ hút nước từ tế bào vào máu, gây ra hiện tượng sưng phù ở một số bộ phận cơ thể như ngón tay, ngón chân.

2. Ăn mặn có bị tăng huyết áp không?

Sau những tác hại của ăn mặn đã kể trên, chúng ta sẽ cùng làm rõ hơn về ăn mặn tăng huyết áp. Đầu tiên, ăn mặn nhiều chắc chắn gây hại cho huyết áp. Lý do tại sao?

Cơ thể sống luôn có các cơ chế tự điều chỉnh môi trường nội môi. Khi một chất bên ngoài được hấp thụ quá nhiều vào trong cơ thể, sẽ có những thay đổi để đào thải bớt chúng ra ngoài. Khi chúng ta ăn quá nhiều muối, hàm lượng ion Na+ tăng lên. Cơ thể cần nhiều nước để hòa loãng chúng, và đào thải bớt Natri ra ngoài. Từ đó bạn có cảm giác khát nước và uống nước thường xuyên.

Tác động của lượng lớn nước vào cơ thể lên thận, mạch, và tim có liên quan trực tiếp đến nhau.

Nước khiến cho khối lượng máu tuần hoàn tăng cao, áp lực lên tim và khiến cho thận phải làm việc quá mức để lọc máu. Tương tự với mạch máu. Khối lượng máu lớn sẽ gây áp lực lên thành mạch, lâu dần khiến mạch bị giãn. Đồng thời, muối làm cơ thể béo phì, gây lão hóa là những yếu tốt khiến mạch bị xơ cứng mạnh mẽ. Mạch máu xơ vữa, kém đàn hồi, dễ bị đứt, vỡ gây ra các biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp.

Trong khi đó, thận cũng yếu đi do phải lọc máu cường độ lớn, khả năng đào thải natri kém hiệu quả, phần chất dư thừa không chỉ tiếp tục gây áp lực chô mạch máu mà còn hình thành sỏi thận.

Với những người thường xuyên căng thẳng, lo lắng, hệ thần kinh giao cảm hoạt động mạnh, thúc đẩy ống thận tái hấp thu Na+.

3. Phương pháp cải thiện huyết áp

Tăng huyết áp được chia ra 4 giai đoạn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng ở mỗi giai đoạn và có những cách chữa trị khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các giai đoạn đều cần người bệnh nỗ lực, kiên trì thực hiện một số phương pháp hỗ trợ giảm huyết áp như giảm ăn muối, chất béo, ăn nhiều rau xanh, luyện tập thể thao, giảm căng thẳng,….

Trong bài viết về ăn mặn tăng huyết áp, chúng tôi muốn nhấn mạnh phương pháp cải thiện huyết áp tập trung và chế độ ăn ít muối.

3.1. Xác định bạn có phải người ăn mặn không?

3.1.1. Huyết áp tăng cao

Tất nhiên đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy bạn đang ăn mặn quá nhiều. Đi kèm với đó là một số triệu chứng của cao huyết áp như đau đầu dai dẳng, dữ dội. Hãy thử đo huyết áp vào buổi sáng, nếu như chỉ số cao hơn 140/90 mmHg, chắc chắn bạn nên giảm đi lượng muối ăn hằng ngày.

3.1.2. Sưng phù

Những người ăn mặn đôi khi sẽ phát hiện trên cơ thể, đặc biệt là bàn tay, chân có những vết phù, khi ấn vào tạo ra vết lõm rồi lại trở lại hình dạng phù cũ. Hoặc cảm thấy mí mắt nặng, bọng mắt sưng to khi ngủ dậy, ngón tay đeo nhẫn chật hơn,…

3.1.3. Khát nước và buồn tiểu thường xuyên

Nhu cầu nước của cơ thể cao hơn khi ăn quá nhiều muối. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy khát và uống nhiều nước cũng như buồn tiểu nhiều hơn. Đồng thời, các chất dư thừa đào thải qua đường bài tiết cũng khiến nước tiểu có màu đậm.

3.1.4. Đau nhức xương

Quá trình lọc máu quá nhiều kéo theo cả các chất khoáng và canxi, khiến cho xương bị yếu đi. Đây cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ loãng xương khi cao tuổi.

3.2. Hạn chế ăn mặn như thế nào

Để thay đổi thói quen ăn uống của một người không phải điều dễ dàng. Tuy nhiên, chúng ta có thể từ từ chỉnh sửa lượng muối bằng một số cách sau:

  • Giảm từ từ lượng muối trong khi chế biến các món ăn hằng ngày.
  • Hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều muối như đồ hộp, đồ ăn sẵn, các món ướp muối như dưa cà, dưa chuột muối, kim chi, trứng muối, cá khô,…
  • Bớt dùng các loại gia vị cũng chứa muối khác như mắm, nước sốt, tương
  • Tập cho trẻ thói quen không ăn mặn từ sớm
  • Một số người có thói quen chấm gia vị ngay cả khi món đó đã được nêm nếm đầy đủ. Vì vậy, nếu như không cần thiết, đừng đặt các đĩa nước chấm trên bàn ăn.
  • Sử dụng các loại muối bột canh có chứa i-ốt để chế biến thức ăn
  • Tăng cường nạp nhiều rau củ, hoa quả trong các bữa ăn
  • Cùng với đó, hãy sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Cardio Nhật Bản của nhãn hàng FUJINA giúp hỗ trợ giảm nguy cơ cao huyết áp. Sản phẩm với sự kết hợp của các loại thảo dược như chiết xuất tiêu lốt, peptide đậu nành và chiết xuất nhân sâm,…hoàn toàn tự nhiên. Trước khi đến với tay người tiêu dùng, Cardio đã được trải qua quá trình thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng và có giấy chứng nhận an toàn của cơ quan Y tế nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng.

ĐẶT MUA CARDIO NGAY

Mua ngay

>> Tham khảo: Huyết áp cao nên ăn gì? 

Như vậy, chúng ta đã thấy những tác hại của việc ăn quá nhiều muối và mối liên hệ ăn mặn tăng huyết áp. Ăn uống đủ chất và hợp lý luôn là một trong những yếu tố hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe. Vì vậy hãy tạo cho mình những thói quen ăn uống khoa học để phòng chống các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu,…. bạn nhé. Chúc quý độc giả và người thân yêu luôn mạnh khỏe, bình an!